Công nghệ chế biến mít siêu bẩn
Hiện tại, mít đang vào chính vụ tuy nhiên có nhiều thương lái thay vì để mít chín tự nhiên hay ủ mít chín theo cách truyền thống thì họ lại sử dụng hóa chất để kích thích mít chín ép. Theo thông tin từ Chất lượng Việt Nam thì cơ sở chế biến mít trên Quốc lộ 13, gần khu công nghiệp Minh Hưng, Chơn Thành.
Theo ông Thành - chủ cơ sở này thì tại đây không dùng kiểu truyền thống như đóng nõ, phơi nắng, bôi vôi đầu cuống để mít nhanh chín mà thay vào đó họ dùng phương pháp "hiện đại" hơn là... tiêm hóa chất để mít non bỗng chốc "hóa" mít chín.
Khu vực để "khai tử" mít cũng chẳng được sạch sẽ mà có đầy ruồi, muỗi, nhặng bay vi vu, nhựa mít bám đầy mặt đất cùng với mùi hôi thối của phế phẩm mít để lâu. Công nhân không có bảo hộ lao động, thường xuyên tiếp xúc với tạp bẩn. Vô hình trung tay họ “liếm” hết bụi bẩn theo nhựa bám vào đám múi thành phẩm. Do phải tiếp xúc nhiều với mít tẩm hóa chất, tay của công nhân, người nào người nấy đều sần sùi, mẩn ngứa, lở loét.
Không chỉ thế, ngay cả chiếc rổ chuyên đựng mít cũng là vị trí ưa thích của đám ruồi, nhặng không được rửa. Dao dùng dể bổ mít thì "lâu lâu mới được rửa một lần" khiến chiếc dao đen kịt những tạp chất. Lúc rảnh, công nhân lấy dầu ăn rửa dao thì trong đám dầu ăn ấy cũng đầy bụi bẩn và côn trùng đã chết.
Mít non hóa mít chín trong nháy mắt
Bằng cách “phù phép” mít chín nhanh, mỗi ngày các chủ vựa tại hai huyện này cho ra lò hàng chục tấn mít đã được tẩm hóa chất. Chỉ có điều ngay cả những người "làm thịt" mít cũng chẳng dám ăn một miếng mít nào do tay mình tự làm ra bởi hôm nay đang chẻ số mít này, nhà chủ đã “nạp” hóa chất để ngày mai số khác chín rồi làm tiếp.
Theo tiết lộ của một cong nhân trong vựa mít thì hoạt động này diễn ra quanh năm, ở cơ sở này toàn bơm hóa chất cho mít mau chín. Chỉ khi nò mít trên cây hết quả thì mới không còn việc làm khiến ai nấy cũng rùng mình.
Theo người công nhân này thì khâu "nạp" hóa chất cho mít là khâu quan trọng nhất bởi mít "ăn" bao nhiêu hóa chất cũng ảnh hưởng tới tiến độ, lợi nhuận và... chất lượng của mít. “Muốn làm có lời thì phải dùng hóa chất để mít chín nhanh hơn, múi đẹp, ngon. Mít chín nhanh thì tiết kiệm được thời gian và công sức, đương nhiên sẽ tạo ra nhiều thành phẩm, lợi nhuận càng cao”, anh này cho biết.
Anh giảng giải thêm: “Chẳng hạn, hiện nay trên thị trường thương lái thu mua với giá 19.000 đồng/1 ký múi thành phẩm thì tính toán làm sao trừ hết chi phí từ khâu mua mít trái, thuê công nhân, tiêm hóa chất, bóc… mỗi ký mít thành phẩm phải thấp hơn giá thu mua của thương lái thì mới có lời”.
Lời nhiều hay ít là phụ thuộc vào quy mô của xưởng. Xưởng càng lớn, nhiều mít, nhiều công nhân thì lợi nhuận cao. Vì vậy để có đủ số lượng mít chín nhiều cùng lúc phải “nạp” hóa chất để mít mau chín.
Mít non chín trong 24h
Theo ông Nghĩa - một chủ cơ sở chế biến mít cho biết, không phải loại thuốc nào tiêm vào mít cũng khiến chúng nhanh chín và đẹp. “Mới đầu, tôi mua thuốc ngoài chợ thì bị các chủ thu mua chê là sản phẩm không đẹp, chất lượng kém, có vị đắng, trái chín sượng không có lời. Được người bạn giới thiệu mua loại thuốc “lạ” về làm thì không bị lỗ vốn”.
Hóa chất càng "nặng đô" thì mít càng nhanh chín, màu sắc của nó sẽ đẹp hơn. Thuốc khác phải vài ngày mới chín, nhưng loại này, chỉ cần bơm vào chưa đầy 24 giờ sau là nó chín.
Loại thuốc có bao bì màu xanh, trên mặt ghi chằng chịt chữ Trung Quốc và hình ảnh các loại trái cây. Bên trong bao bì gồm hai bịch màu trắng không có chữ, mỗi bịch chứa 10 lọ thuốc bé như ngón tay út, trên miệng lọ có màu đỏ. Thuốc này được ông Nghĩa bọc cẩn thận và giấu rất kín bên trong ngôi nhà mình ở.
Ông Nghĩa nói: “Mỗi bịch này pha với loãng với 10 lít nước. Thuốc này không độc hại gì hết, chỉ làm cho trái nó nóng lên và... chín thôi. Ở đâu người ta cũng dùng, nên tôi cũng sử dụng”.
Ông Nghĩa khẳng định loại thuốc này “không độc hại” nhưng khi tôi hỏi “Ngoài chợ có bán không?”, ông Nghĩa trả lời: “Thuốc này chú phải lấy ở bên Trung Quốc. Loại này là nguyên chất phải pha với nước mới dùng được. Mỗi bịch giá 100.000 đồng, chích được vài tấn mít”.
Phát hiện nhiều cơ sở sử dụng chất tẩy trắng mít và bắp chuối. Nguồn: VTC16