Thứ sáu, 22/11/2024 | 16:01
RSS

Hỏi nhanh đáp gọn: Bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì?

Thứ ba, 12/11/2024, 15:59 (GMT+7)

Bệnh đại tràng co thắt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tìm hiểu bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì, bởi chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng với người bệnh.

Bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì để kiểm soát triệu chứng bệnh
MỤC LỤC: 
Bệnh đại tràng co thắt là gì?
Nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt
Các triệu chứng đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt gây ảnh hưởng gì?
Bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì?
Bệnh đại tràng co thắt nên tránh những thực phẩm nào?
Lợi ích của việc duy trì thói quen ăn uống khoa học với bệnh đại tràng co thắt
Cải thiện bệnh đại tràng co thắt với bài thuốc Đại tràng Đông y

Bệnh đại tràng co thắt là gì?

Bệnh đại tràng co thắt, hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích (IBS), là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính phổ biến. Bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của đại tràng nhưng không gây tổn thương cấu trúc ruột hay làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Nguyên nhân gây bệnh đại tràng co thắt

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh đại tràng co thắt. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là có liên quan đến sự phát triển của bệnh:
• Rối loạn vận động của ruột: Đại tràng co bóp quá mạnh hoặc quá yếu
• Rối loạn hệ thần kinh – ruột: Sự mất cân bằng trong tương tác giữa não và đường tiêu hóa
• Stress và các yếu tố tâm lý
• Thay đổi hệ vi sinh đường ruột
• Yếu tố di truyền
• Nhiễm trùng đường tiêu hóa trước đó

Các triệu chứng đại tràng co thắt

Người mắc bệnh đại tràng co thắt thường gặp các triệu chứng sau:
• Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất, thường đỡ sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra còn có các rối loạn về đại tiện như tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai tình trạng này.
• Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Một số người còn bị mệt mỏi hoặc căng thẳng, lo âu.
 
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng phổ biến của đại tràng co thắt

Đại tràng co thắt gây ảnh hưởng gì?

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh đại tràng co thắt có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh:
• Gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế các hoạt động xã hội
• Ảnh hưởng đến tâm lý, tạo cảm giác lo âu
• Tốn kém chi phí điều trị và thăm khám
Bệnh đại tràng co thắt là một bệnh lý mạn tính nhưng có thể kiểm soát được. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp người bệnh có cách ứng phó phù hợp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan
 
Người bệnh đại tràng co thắt nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như cà rốt, yến mạch, chuối chín, quả bơ, táo và khoai lang. Những thực phẩm này giúp điều hòa nhu động ruột và tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh đường ruột phát triển.
 
Protein dễ tiêu hóa
 
Các loại thịt nạc như thịt gà, cá là nguồn protein lý tưởng. Trứng cũng có thể là lựa chọn tốt, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
 
Thực phẩm lên men tự nhiên
 
Sữa chua không đường và các thực phẩm lên men như kim chi, dưa cải muối cung cấp probiotics tự nhiên, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, cần bắt đầu với lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể.

Lưu ý chọn cách chế biến thực phẩm phù hợp

Phương pháp chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Nên ưu tiên các phương pháp hấp, luộc, nướng không dầu mỡ. Thực phẩm cần được nấu chín kỹ, tránh chiên rán và hạn chế gia vị cay nóng.

Bệnh đại tràng co thắt nên tránh những thực phẩm nào?

Người bệnh đại tràng co thắt nên tránh các thực phẩm gây kích ứng như đồ ăn cay nóng, caffeine, rượu bia và thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi như đậu, bắp cải, hành tây sống và nước có gas cũng nên hạn chế.
 
Rượu bia gây kích hoạt bệnh đại tràng co thắt

Lợi ích của việc duy trì thói quen ăn uống khoa học với bệnh đại tràng co thắt

Việc duy trì thói quen ăn uống đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn trong ngày rất quan trọng. Nên chia thành 4 – 5 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Quan trọng là phải nhai kỹ, ăn chậm và không ăn quá no.
Theo dõi và ghi nhớ phản ứng của cơ thể với từng loại thực phẩm sẽ giúp xác định được những thực phẩm phù hợp và không phù hợp với bản thân.
Việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh đại tràng co thắt. Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người bệnh cần chú ý đến cách chế biến và thói quen ăn uống. Điều quan trọng là phải kiên trì thực hiện và điều chỉnh cho phù hợp với cơ địa của bản thân.
 
Thói quen ăn uống khoa học giúp kiểm soát bệnh đại tràng co thắt

Cải thiện bệnh đại tràng co thắt với bài thuốc Đại tràng Đông y

Nếu thay đổi chế độ ăn uống chưa đủ để kiểm soát bệnh đại tràng co thắt, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc đại tràng Đông y.
Đông y có bài thuốc đại tràng có tác dụng hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống, thường được dùng trong các tình trạng viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
Hiện nay, bài thuốc đại tràng hiệu quả này đã được nghiên cứu và bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP – WHO thành Thuốc Đại Tràng dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Đại Tràng dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng. 
 
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT
 
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Hoạt thạch (Talcum) 75mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 450mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 450mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 225mg, Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) 300mg, Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 675mg, Mộc hương (Radix Saussureae lappae) 600mg, Ngũ bội tử (Galla chinensis) 450mg, Xa tiền tử (Semen Plantaginis) 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên. 
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng:  Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
• Trẻ em 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
• Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
• Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
 
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
 
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
 
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Nguyễn Lụa
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại