Đau bụng hạ vị là những cơn đau xuất hiện ở phần bụng dưới rốn
MỤC LỤC
Đau bụng hạ vị là gì?
Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết cơn đau bụng hạ vị
Điều trị đau bụng hạ vị như thế nào?
Giảm đau bụng hạ vị do bệnh lý đại tràng bằng thuốc Đại Tràng Đông y
Khoang bụng là toàn bộ phần cơ quan nội tạng được giới hạn từ mũi ức tới phần trên xương mu. Lấy rốn là điểm trung tâm, khoang bụng được chia thành hai vùng chính là vùng thượng vị và vùng hạ vị.
Hạ vị là vùng thấp nhất của khoang bụng, nằm ngay dưới rốn, bao gồm các bộ phận trực tràng, ruột non, ruột già, phần dưới niệu quản, bàng quang, buồng trứng…
Những cơn đau xảy ra ở vùng này được gọi là đau bụng hạ vị. Đau bụng vùng hạ vị có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai, thuộc mọi lứa tuổi. Mức độ đau khác nhau từ cơn đau nhẹ, đau âm ỉ cho đến những cơn đau dữ dội tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau.
Đau có thể xảy ra ở khu vực hạ vị, lan sang các vị trí quanh đó như là vùng eo lưng, hông, vùng chậu...
Đau hạ vị có thể là cơn đau cấp tính, mới hình thành và diễn ra đột ngột, nhưng cũng có thể là tình trạng đau mãn tính, kéo dài dai dẳng và xuất hiện đều đặn.
Vùng hạ vị và các phần bụng xung quanh
Đau bụng hạ vị có thể xảy ra do các nguyên nhân khác nhau ở nam giới và nữ giới. Vị trí và dấu hiệu đi kèm có thể giúp nhận diện khu vực đang bị tổn thương.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới bao gồm 2 nhóm chính: liên quan tới hệ tiêu hóa và không liên quan đến tiêu hóa.
Liên quan đến hệ tiêu hóa
Đau bụng hạ vị thường do các tổn thương ở các bộ phận nằm ở khu vực này bao gồm ruột và đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa
Đây là tình trạng phổ biến dẫn tới đau hạ vị với những dấu hiệu đau âm ỉ bụng dưới, đau quặn từng cơn.
Ngoài đau bụng, một số dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa thường gặp là: Khó tiêu, chán ăn, đầy bụng, phân cứng, buồn nôn và/hoặc nôn mửa kèm theo đại tiện bất thường.
Bệnh lý đại tràng
Đau bụng do tổn thương tại đại tràng được mô tả là những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn ở vùng hạ vị, kèm theo táo bón, tiêu chảy hoặc lẫn máu trong phân.
Tùy vào tình trạng tổn thương: viêm loét, co thắt đại tràng hay xuất huyết đại tràng mà những cơn đau có mức độ và tần suất khác nhau.
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa đặc trưng bởi những cơn đau âm ỉ ở xung quanh hoặc phía trên rốn, sau đó di chuyển tới bên phải vùng hạ vị.
Đau có tính chất âm ỉ, đau liên tục và nặng dần, đau tăng khi chuyển động, hắt hơi, ho hoặc thở sâu. Bụng thường trở nên cứng và đau khi sờ vào.
Viêm ruột thừa gây đau bụng phần hạ vị bên phải
Nguyên nhân ngoài tiêu hóa
Hạ vị đau còn có thể liên quan tới các bệnh lý trên các cơ quan khác ngoài tiêu hóa.
Nhiễm trùng đường tiểu
Sỏi thận
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang gây đau tức vùng bụng dưới, bàng quang
Đau bụng hạ vị ở nữ giới
Một số các vấn đề trên hệ thống sinh sản nữ có thể gây ra tình trạng đau âm bụng dưới như:
Mang thai ngoài tử cung
U nang buồng trứng
U xơ cổ tử cung
Phì đại tử cung
Đau bụng hạ vị ở nam giới
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm mào tinh hoàn
Để điều trị các cơn đau bụng vùng hạ vị, điều quan trọng là cần xác định nguyên nhân và mức độ bệnh lý. Chiến lược điều trị bao gồm điều trị triệu chứng kết hợp với loại bỏ nguyên nhân. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc thường được kê là: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc kháng viêm non steroid (NSAIDs) để giảm triệu chứng đau và viêm.
Thuốc có thể được dùng qua đường uống, hoặc tiêm trực tiếp vào vùng bị đau trong trường hợp giảm triệu chứng cấp tính.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu như yoga, massage, nhiệt trị liệu hay quang trị liệu để thiết kế phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể.
Mục đích chính của phương pháp là giảm triệu chứng đau bụng hạ vị, thư giãn cơ bắp và tái tạo cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tần suất và ảnh hưởng của các cơn đau.
Điều trị ngoại khoa
Một số cơn đau hạ vị cần phải được giải quyết bằng cách phẫu thuật như đau ruột thừa, chửa ngoài dạ con...
Các biện pháp chăm sóc cải thiện tại nhà
Một số cách mà bạn có thể áp dụng tại nhà khi bị đau bụng hạ vị để giảm đau thường là:
Nằm nghỉ ngơi và thư giãn cho tới khi cơn đau biến mất
Sử dụng túi nước nóng để chườm lên vùng bụng bị đau
Các loại trà thảo mộc như bạc hà, cam thảo và gừng có thể giúp làm dịu các kích thích trên hệ tiêu hóa
Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ cay nóng khi có tình trạng đau hạ vị
Không nên ăn thức ăn quá nóng hay quá cứng, thay vào đó ăn đồ ăn ấm, thức ăn đã được chế biến mềm, không chứa nhiều dầu mỡ
Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các thuốc giảm triệu chứng liên quan khác khi chưa biết lý do và không có chỉ định của bác sĩ
Theo Đông y, bệnh đại tràng là do ngoại cảm lục dâm làm tổn thương tỳ vị, cộng thêm ăn uống không điều độ khiến cho công năng đại tràng suy giảm. Bệnh thường biểu hiện ở dạng tỳ hư khí trệ và táo kết co thắt, bệnh nhân thường có tình trạng đau bụng dưới âm ỉ, đầy bụng khó tiêu, phân sống, sôi bụng về đêm.
Khác với các phương pháp Tây y, Đông y chủ điều trị vào gốc bệnh, kết hợp việc giải độc, đào thải độc tố, thúc đẩy lưu thông khí huyết, bổ thận gan, hồi phục chức năng nội tạng, nhờ vậy trị bệnh một cách an toàn, lành tính, hiệu quả.
Đông y có bài thuốc trị bệnh đại tràng hiệu quả, với tác dụng Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
Hiện nay, bài thuốc đại tràng này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Đại Tràng Đông y dạng viên nén tiện dụng, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): Tác dụng - Chỉ định: Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022 |