Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:06
RSS

Nhanh chóng giúp bé giải quyết cơn đau bụng ở giữa

Thứ bảy, 11/02/2023, 11:11 (GMT+7)

Trẻ bị đau bụng ở giữa có thể khiến cha mẹ lo lắng. Tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ, giúp cha mẹ xử trí đúng cách, tránh dùng thuốc bừa bãi.

Đau bụng ở giữa

Cơn đau bụng ở giữa chủ yếu là do các vấn đề tiêu hóa

Triệu chứng đau bụng ở giữa

Trẻ bị đau bụng có thể khó mô tả chính xác cơn đau. Cha mẹ có thể để ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ, cộng thêm việc hỏi về một số triệu chứng mà trẻ cảm thấy.

  • Trẻ ôm bụng, nhăn mặt, kêu đau bụng
  • Trẻ mệt mỏi, ít vận động
  • Trẻ ăn ít
  • Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi
  • Trẻ bị rối loạn đại tiện (táo bón, tiêu chảy)

Đau bụng ở giữa là dấu hiệu của bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng. Nếu vị trí đau ở giữa bụng, nguyên nhân có thể là:

Nhiễm giun

Nhiễm giun là tình trạng phổ biến ở trẻ do hệ tiêu hóa hoạt động kém, trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, hay do thói quen đưa tay lên miệng…

Nhiễm giun thường gây đau bụng ở giữa trên rốn. Trong trường hợp nhiễm giun gây tắc ống mật do giun chui vào ống mật, cơn đau bụng thường rất dữ dội, có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi, mệt mỏi.

Khó tiêu

cơn đau bụng ở giữa
Trẻ ăn vặt nhiều thường bị đau bụng khó tiêu

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên trẻ cũng thường bị khó tiêu, chướng bụng. Đặc biệt là sau khi ăn nhiều đồ ăn vặt, thực phẩm giàu đạm, nhiều chất béo.

Đầy hơi, chướng bụng có thể đi kèm cảm giác đau bụng âm ỉ ở vùng dạ dày, thực quản hoặc tá tràng.

Rối loạn tiêu hóa

Đau bụng giữa dưới rốn là triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ngoài cơn đau bụng, thường kèm theo rối loạn đại tiện như tiêu chảy nhiều lần trong ngày hoặc bị táo bón. Trẻ bị táo bón nặng còn phải chịu đựng những cơn đau thắt vùng bụng dưới do phân khô cứng bị mắc kẹt gây áp lực lên trực tràng.

Bệnh dạ dày

Trẻ bị đau bụng cũng có thể do bệnh lý dạ dày. Nhiều cha mẹ cho rằng bệnh dạ dày thường chỉ xuất hiện ở người lớn, nên lơ là, chủ quan không đưa trẻ đi khám, dẫn đến đau bụng âm ỉ kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường là do vi khuẩn từ tay hoặc phân của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu. Trẻ bị viêm đường tiết niệu thường bị đau bụng vùng dưới rốn, vùng kín sưng, tiểu buốt và đau.

Trẻ bị đau bụng ở giữa khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, cha mẹ chỉ cần theo dõi chờ xem cơn đau bụng của trẻ có thuyên giảm hay không. Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì nên đưa trẻ đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

cơn đau bụng ở giữa
Nên cho trẻ đi khám nếu trẻ bị đau bụng kèm theo các triệu chứng bất thường

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu có các triệu chứng sau:

  • Trẻ bị đau bụng kèm theo nôn kéo dài nhiều giờ
  • Trẻ bị đau bụng và sốt
  • Trẻ bị đau bụng sau khi dùng một loại thuốc mới
  • Trẻ bị đau bụng dữ dội, toát mồ hôi, mệt mỏi

Giải pháp khi trẻ bị đau bụng ở giữa

Nếu nguyên nhân đau bụng là do các vấn đề tiêu hóa, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp trẻ giảm đau và dễ chịu hơn:

Uống nước ấm

Cho trẻ uống một cốc nước ấm sẽ giúp làm dịu dạ dày và đường tiêu hóa. Có thể cho thêm vài lát gừng tươi để tăng thêm hiệu quả giảm đau.

Chườm ấm

Dùng túi chườm ấm hoặc đổ nước nóng vào chai thủy tinh rồi bọc bằng khăn bông mềm, chườm nhẹ nhàng lên bụng giúp giảm co thắt cơ, tăng cường tuần hoàn máu đến vùng bụng, nhờ đó sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.

Mát xa bụng nhẹ nhàng

Mát xa bụng cũng giúp giảm đau do co thắt cơ bụng và ruột. Một số động tác mát xa còn giúp trẻ đi tiêu dễ dàng, giảm tình trạng táo bón. Khi được mát xa cũng giúp trẻ cảm thấy được an ủi và dễ chịu hơn.

Cho bé vận động ngoài trời

Một cách giảm đau bụng nên được cân nhắc là hãy đưa bé ra ngoài chơi và vận động cơ thể. Hãy khuyến khích trẻ đi bộ hoặc các hình thức vận động nhẹ nhàng để giúp kích thích đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không nên cho trẻ chạy nhảy quá sức vì vận động mạnh có thể gây đau bụng nhiều hơn.

Phòng ngừa cơn đau bụng ở giữa do rối loạn tiêu hóa

cơn đau bụng ở giữa
Bổ sung men vi sinh giúp bổ sung vi khuẩn có lợi, giảm rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân phổ biến gây đau bụng ở trẻ là do rối loạn tiêu hóa. Do vậy, giải pháp đơn giản và hiệu quả là bổ sung men vi sinh cho trẻ.

Men vi sinh là các chế phẩm sinh học có chứa lợi khuẩn – tương tự như lợi khuẩn có trong đường ruột. Khi bổ sung lợi khuẩn với một lượng đủ lớn sẽ giúp ức chế vi khuẩn có hại, hỗ trợ lập lại hệ vi khuẩn đường ruột. Nhờ đó giúp hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Nên ưu tiên lựa chọn men vi sinh có chứa bào tử, không bị dịch vị axit dạ dày phá hủy, đảm bảo tỷ lệ sống sót cao vào đến ruột non để phát huy công dụng. Tiêu biểu là Men vi sinh Bio Vigor. Bio Vigor có dạng bột và dạng viên nang cứng, dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Men vi sinh BIO VIGOR®

cơn đau bụng ở giữaBổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ lập lại hệ vi sinh đường ruột

Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Thành phần:

Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) 100 triệu bào tử Bacillus clausii/g

Dạng viên nang cứng: Bacillus clausii (dạng bào tử) 3×108 CFU, phụ liệu: Chất độn: Maltodextrin; Chất làm trơn chảy: Silicon dioxide; Chất làm bóng: Magnesi stearate; Vỏ nang số 2.

Công dụng:

Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Đối tượng sử dụng:

Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày.

Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn.

Cách sử dụng: Không dùng với nước nóng quá 40 độ C.

Trẻ em dưới 15 tuổi:

Trẻ dùng kháng sinh, bị rối loạn tiêu hóa: Dùng 2-3 gói/ngày; Hoặc dùng 2-3 viên/ngày.

Trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, kém hấp thu, hay ốm yếu, trong giai đoạn phát triển trí não: Dùng 2 gói/ngày; Hoặc dùng 2 viên/ngày; Tốt nhất dùng trước bữa ăn 30 phút.

Người lớn: Uống 3 gói/ngày; Hoặc 3 viên/ngày trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân sống, loạn khuẩn ruột do dùng kháng sinh, uống nhiều rượu bia…

Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.

Quy cách:

- Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram

- Dạng viên nang cứng: 260 mg/viên. Hộp 3 vỉ × 10 viên

Bio Vigor được sản xuất theo công nghệ chuyển giao từ Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA.

HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì

Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính).

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột Bio Vigor: 2126/2020/XNQC-ATTP

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Viên nang cứng Bio Vigor: 01681/2019/ATTP-XNQC

Xem thêm: https://nhatnhat.com/men-vi-sinh-bio-vigor.html

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại