Thứ sáu, 29/03/2024 | 08:21
RSS

Học cách cúng giao thừa Tết Đinh Dậu 2017 cho đúng để năm mới suôn sẻ

Thứ năm, 26/01/2017, 08:52 (GMT+7)

Lễ cúng giao thừa vào đêm 30 là tục lệ có từ lâu đời của người Việt, để gạt đi những muộn phiền của năm cũ và đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới.

Sự kiện:

Ý nghĩa lễ cúng giao thừa

Theo phong tục truyền thống của người Việt, mỗi năm Thiên giới lại cử một vị quanh Hành khiển khác nhau để cai trị trần gian. Việc chuyển giao công việc của các quan Hành khiển sẽ diễn ra vào thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm cũ.

Lễ cúng giao thừa 1

Lễ cúng giao thừa đêm 30 tháng Chạp còn được gọi là lễ trừ tịch

Do đó, trong đêm 30 tháng Chạp (khoảng từ 23h – 1h), các gia đình Việt sẽ làm một buổi tiệc để đưa tiễn vị thần của năm cũ và nghênh đón vị thần của năm mới. Buổi tiệc đó gọi là lễ cúng giao thừa hoặc lễ trừ tịch, với quan niệm sẽ giúp gạt đi những buồn phiền của năm cũ, đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới.

Chọn người cúng giao thừa

Thông thường, gia chủ (trạch chủ) trong gia đình sẽ được chọn làm người chủ trì các buổi lễ, cúng trong năm mới. Đó thường là người đàn ông đứng đầu trong nhà hoặc người phụ nữ đã cao tuổi.

Quan niệm dân gian cho rằng, để lễ trừ tịch thực sự đem lại thịnh vượng, may mắn cho năm mới thì người cúng dù là nam hay nữ cũng đều phải tịnh thân.  Trước khi cúng, người làm lễ phải tắm rửa thật sạch sẽ, kiêng chuyện vợ chồng ít nhất 2 ngày trước đó.

Đặc biệt, người cũng giao thừa không được phép ăn các món tứ linh, thịt rùa, thịt mèo, thịt chó, cá chép,… trước khi làm lễ. Tuyệt đối không giao việc cúng giao thừa cho người phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.

Năm Đinh Dậu có cần kiêng cúng gà không?

Lễ cúng giao thừa 2

Các gia đình không nhất thiết phải kiêng cúng gà trong đêm giao thừa Tết Đinh Dậu 2017

Theo các chuyên gia phong thuỷ, việc cúng gà là tập tục có từ ngàn xưa của người Việt, không liên quan gì đến năm con gà (Đinh Dậu 2017). Theo cha ông ta, cúng gà vào đêm giao thừa và ngày đầu năm mới là để trừ tà, xua đuổi điềm xấu, mang lại trường khi dương tốt lành.

Bên cạnh đó, tập tục cúng giao thừa vốn là một hình thức lễ nghĩ lâu đời nhằm hướng tới Chân, Thiện, Mỹ Do đó, việc cúng gà trong Tết Đinh Dậu 2017 không gây ảnh hưởng xấu nào đến năm mới. Dù vậy, nếu có điều kiện, gia chủ nên cúng đồ chay vào đêm 30 tháng Chạp để thể hiện sự trong sạch, thanh cao trong mâm cỗ.

Chuẩn bị và nghi thức làm lễ cúng giao thừa

Mâm lễ cúng giao thừa thường được sửa soạn ở ngay giữa khoảng sân trước nhà hoặc  trên sân thượng. Tuỳ theo từng gia đình mà mâm lễ sẽ được đặt theo hướng Đông (cúng Thiên tử) hoặc hướng Bắc (cúng Thượng đế).

Để cúng giao thừa, người Việt cổ thường chuẩn bị:

- Một chiếc lọng vàng, diềm đỏ để che mưa gió.

- Một chiếc bàn rộng rãi, bên trên trải vải vàng sạch sẽ, sang trọng để đặt mâm lễ.

- Một tấm thảm đỏ trải dài dưới đất để tiễn đưa vị Hành khiển cũ và đón chào vị Hành khiển mới.

- Một mâm lễ cúng giao thừa với bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, gà trống và các món sơn hào hải vị.

- Một mâm ngũ quả đầy đặn và đẹp mắt, bên trên có cài thêm 9 đoá hoa đồng tiền.

- 5 chén trà với 5 hương vị khác nhau như trà bưởi, trà nhài, trà sen,…

- 9 chén rượu với 3 màu: Vàng để cầu may mắn, bình yên; trắng cho tài lộc và đỏ để có vận khí tốt.

- Thắp 9 cây đèn dầu hoặc đốt 9 ngọn nến, chuẩn bị thêm vàng lá, vàng thỏi, vàng thuyền với số lượng 99 nén mỗi loại. Lưu ý không dùng tiền âm phủ khi cúng giao thừa để tránh vong âm lai vãng quanh nhà.

Các đồ lễ phải được chuẩn bị đầy đủ trước 12h đêm. Khi đến đúng thời khác giao thừa, người làm lễ sẽ ăn mặc chỉnh tề, dùng rượu thơm súc miệng và bắt đầu thắp 9 nén hương và quỳ xuống lễ 9 lễ.

Văn khấn cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa 3

Lễ cúng giao thừa 4

Một số bài văn khấn cúng giao thừa

Sau khi cúng giao thừa xong, người cúng phải lạy 9 lạy. Sau đó, bái lượng đủ 8 hướng, cứ mỗi hướng 1 lạy và lại quay mặt về phía ban thờ gia tiên để bái vọng thêm 1 lạy nữa. Cuối cùng, lùi ra phía sau 3 bước rồi mới được bước đi.

Tri Thu (t/h)
Theo Đời sống Plus