Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:47
RSS

Hiện tượng mộng du và những "giải mã" từ các nhà khoa học

Thứ sáu, 19/01/2018, 20:32 (GMT+7)

Hiện tượng mộng du, một trong những hiện tượng đầy bí ẩn liên quan tới giấc ngủ của con người đã chính thức được các nhà khoa học giải mã.

Hiện tượng mộng du là những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ, như nói nhảm, nghiến răng, đi lang thang, thậm chí gào khóc…

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không liên quan gì tới ma quỷ, hay bất cứ một lực lượng siêu nhiên nào đó mà dân gian vẫn hay gán ghép.

Theo các nhà khoa học, bộ não là cơ quan quan trọng và phức tạp nhất của con người. Nó điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, từ suy nghĩ tới hành động, từ hít thở tới điều hòa nhịp tim, nó cũng ghi lại tất cả ký ức trong cuộc đời mỗi người.

Và theo các nhà nghiên cứu sự hoạt động của bộ não khi con người đang ngủ đôi khi không thực sự hoàn hảo và đây là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng mộng du thường gặp ở một số người.

Các chuyên gia sức khỏe gọi hiện tượng mộng du là “rối loạn kích thích”, nghĩa là có một tác nhân nào đó kích thích bộ não thức dậy khi đang trong giai đoạn ngủ sâu, đưa người mộng du vào trạng thái chuyển tiếp giữa ngủ và thức.

Hiện tượng mộng du là những hiện tượng bất thường xảy

Hiện tượng mộng du là những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ. Ảnh minh họa

Cũng theo các nhà nghiên cứu, trẻ em là đối tượng dễ bị mộng du hơn so với người trưởng thành.

Bộ não của trẻ em phát triển rất nhanh và là môi trường thuận lợi hấp thụ mọi loại kích thích. Từ một đứa trẻ sơ sinh chưa biết tí gì về cuộc sống bên phát triển thành một đứa trẻ mẫu giáo thành thạo không ít kỹ năng sống chỉ trong vòng 5 năm.

Giai đoạn ngủ sâu cũng là lúc cơ thể sản xuất ra các loại hormone, trong đó có các loại hormone tăng trưởng, việc sản xuất các hormone này có liên quan đến việc kích thích và gây ra một số rối loạn trong giấc ngủ và dẫn tới hiện tượng mộng du.

Những người lớn mắc tật mộng du đa số đều đã từng bị mộng du khi còn nhỏ. Mộng du rất hiếm khi đột ngột xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nếu có, đó là biểu hiện của những rối loạn khác. Trẻ em có khuynh hướng mộng du cao khi chúng bị mệt mỏi hay căng thẳng.

Tác nhân gây mộng du ở người lớn cũng tương tự như vậy, ngoài ra còn do tác dụng phụ của một số loại thuốc, do rượu bia, hoặc do chứng sốt. 
 

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN