Theo Báo sức khỏe & Đời sống, trong văn bản mới ban hành, Sở Y tế Hà Nội nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý Dược tại công văn số 8035/QLD-CL ngày 19/8/2022 của v/v mẫu Ophizidon giả Số lô: 290621, 390721, 540921 và 691121, cụ thể: 04 là sản phẩm với thông tin trên nhãn ghi "Viên nén Ophazidon, SDK: VD-26803-17; Số lô: 290621, NSX: 08/6/2021, HD: 08/6/2023; Số lô: 390721, NSX: 15/7/2021, HD: 15/6/2023; Số lô: 540921, NSX: 20/9/2021, HD: 20/9/2023; Số lô: 691121, NSX: 23/11/2021, HD: 23/11/2023, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội sản xuất" có các đặc điểm phân biệt với thuốc thật theo công văn số 8035/QLD-CL.
Dấu hiệu nhận biết thuốc giả do Cục Quản lý Dược cung cấp. Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, các cơ sở y tế ngoài công lập, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn không kinh doanh, phân phổi, sử dụng các lô thuốc với thông tin ghi nhãn trên và có đặc điểm phân biệt theo công văn 8035/QLD-CL.
Bên cạnh đó, tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; rà soát hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu, khẩn trương thông báo về Thanh tra Sở Y tế để có biện pháp xử lý.
Nét khắc chữ "TK" trên viên thuốc giả không sắc nét; màu sắc trên viên thuốc giả không đồng nhất. Ảnh: Báo Sức khỏe & Đời sống
Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu các Phòng y tế quận, huyện, thị xã thông báo đến các cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý ngừng việc kinh doanh, phân phối, sử dụng các lô thuốc với thông tin nêu trên; tiếp nhận thông tin từ cơ sở, tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cơ sở; báo cáo việc thực hiện về Sở Y tế.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội dung tại công văn của Cục Quản lý Dược và phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng. Việc này để đảm bảo sức khỏe cũng như quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
Trước đó, Tạp chí Môi trường & Đô thị cho hay, ngày 19/8, Cục Quản lý Dược ra Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành, địa phương về việc phát hiện mẫu thuốc Viên nén Ophazidon giả. Theo Cục Quản lý Dược, kết quả kiểm nghiệm các mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng về các chỉ tiêu định tính, định lượng (cafein) và định lượng (paracetamol).
Sau khi xem xét, đối chiếu các mẫu thuốc Viên nén Ophazidon giả trên do Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội cung cấp với mẫu thuốc thật do Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội cung cấp.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về 4 lô thuốc giả trên.