Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:03
RSS

Bị đau đầu uống thuốc giảm đau thường xuyên gây hại gì?

Thứ năm, 05/03/2020, 14:42 (GMT+7)

Nhiều người bị đau đầu thường xuyên, đặc biệt là đau nửa đầu tìm đến thuốc giảm đau như một giải pháp cứu cánh. Tuy nhiên, bị đau đầu uống thuốc giảm đau thường xuyên sẽ phải “hứng chịu” vô vàn tác dụng phụ nguy hiểm.

Sự kiện:
Đau đầu

Uống thuốc giảm đau bao nhiêu thì được gọi là “thường xuyên”? 

Theo các chuyên gia, nếu bạn đang uống thuốc nhiều hơn 2 ngày một tuần, thì hãy cắt giảm ngay. Bởi liều lượng này có thể gây hại cho sức khỏe  

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là loại thuốc thông dụng bởi chúng rất dễ mua, lại giúp giảm đau và hạ sốt nhanh chóng. Tuy vậy, thuốc giảm đau có tác dụng phụ nguy hiểm. 

bị đau đầu uống thuốc giảm đau thường xuyên
Thuốc giảm đau gây ra nhiều tác dụng phụ

Hại dạ dày 

Các loại thuốc giảm đau aspirin, acetaminophen, aspirin, ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm đau nhưng lại khiến dạ dày bị tổn thương nếu sử dụng trong một thời gian dài. Các tác dụng phụ phổ biến là: khó tiêu, khó chịu ở dạ dày, đau dạ dày, loét dạ dày…

Tổn thương gan 

Acetaminophen có mặt trong nhiều loại thuốc giảm đau. Acetaminophen không gây ra các vấn đề về dạ dày nhưng nếu bạn uống quá nhiều, hoặc uống rượu trong khi uống, thuốc này có thể gây tổn thương gan. Nếu bạn thường dùng acetaminophen vài ngày liên tiếp, gan của bạn sẽ dễ bị tổn thương. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi bạn dùng đúng với liều lượng khuyến cáo. 

Tổn thương thận

Không chỉ gây hại dạ dày và gan, các loại thuốc giảm đau còn tăng thêm gánh nặng cho thận, khiến thận phải làm việc nhiều hơn. 

Đau đầu nhiều hơn

Nếu bạn dùng thuốc giảm đau thường xuyên vì hay bị đau đầu, chúng có thể không còn giúp ích nhiều nữa, và bạn có thể bị đau đầu thường xuyên hơn. Tình trạng đau đầu ngày càng trầm trọng này được gọi là đau đầu do lạm dụng thuốc. 

Nhờn thuốc 

Bị đau đầu uống thuốc giảm đau thường xuyên sẽ dễ bị nhờn thuốc. Có nghĩa là, theo thời gian, cơ thể bạn sẽ cần liều lượng thuốc nhiều hơn mới đỡ đau. 

bị đau đầu uống thuốc giảm đau thường xuyên
Uống nhiều thuốc giảm đau dễ gây hiện tượng nhờn thuốc

Gây nghiện

Nhiều loại thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện (phụ thuộc vào thuốc). Bạn sẽ muốn tiếp tục dùng các loại thuốc này ngay cả khi bạn không cần đến chúng nữa. 

Ngoài ra, thuốc giảm đau còn một số tác dụng phụ là: Buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, ngứa hoặc đổ mồ hôi, phiền muộn, suy yếu hệ miễn dịch…

Vậy, bị đau đầu nên uống thuốc gì? 

Thuốc giảm đau có tác dụng ngăn chặn, làm cảm giác đau, giảm ngưỡng cảm đau của não, giúp người bệnh ít hoặc không còn cảm thấy đau. Như vậy, thuốc giảm đau chỉ chữa được triệu chứng, không chữa được nguyên nhân gây đau đầu. Sau một khoảng thời gian nhất định, thuốc giảm đau sẽ hết tác dụng, và người bệnh sẽ cần dùng thêm thuốc nếu muốn giảm đau. Muốn ngăn chặn cơn đau đầu, điều trị đau đầu triệt để, cần xác định được chính xác nguyên nhân. 

Nguyên nhân chính gây đau đầu được xác định là thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não, bệnh đau đầu sẽ chấm dứt. 

bị đau đầu uống thuốc giảm đau thường xuyên
Thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân chính gây đau đầu thường xuyên

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng thuốc Đông y thế hệ 2

Đông y có rất nhiều bài thuốc giúp điều trị thiểu năng tuần hoàn não, trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Tuy vậy, nếu chỉ áp dụng các bài trong sách hoặc các bài lan truyền trên internet thì khó mà có hiệu quả. Tuy hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền có hiệu quả thực sự, bài bổ huyết hoạt huyết bí truyền của một lương y ở Tây Nguyên là một ví dụ. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tại một nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO tạo nên sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội. 

Thuốc Đông y thế hệ 2 trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thể huyết ư… Thuốc Hoạt Huyết Đông y thế hệ 2 đã được nghiên cứu lâm sàng trên diện rộng. Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, thuốc phải có tác dụng rõ rệt sau 10 – 15 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí. 

 

Anh Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN