Thứ bảy, 18/01/2025 | 14:32
RSS

Gợi ý những trò chơi ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 hấp dẫn nhất

Thứ ba, 30/05/2023, 09:00 (GMT+7)

Để ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6/2023 thêm hấp dẫn, ý nghĩa với các bé hơn, mời các bạn cùng tham khảo những trò chơi dân gian vui nhộn cho các bé nhé.

1. Trò chơi con thỏ cho ngày quốc tế thiếu nhi 1/6

Có cháu nào biết trò chơi con thỏ không nhỉ? Xin mời những bạn giơ tay xung phong (chọn ra 6 bé). Sau đó Quản trò (QT) hướng dẫn cách chơi:

QT (hô): Thỏ đâu, thỏ đâu
Bé: Thỏ đây, thỏ đây...
QT: (hô) con thỏ
Bé: Con thỏ
QT: (hô) ăn cỏ
Bé: Ăn cỏ (Và chụm các ngón tay phải để vào miệng)
QT: (hô) uống nước
Bé: Uống nước (Và chụm các ngón tay phải ngược lên để vào miệng)
QT: (hô) vô hang
Bé: Vô hang (chụm các ngón tay phải để vào lỗ tai)
QT: (hô) đi chơi
Bé: Đi chơi (đưa 2 ngón tay phải nhút nhít đi phía trước ngực)

Bé nào sai thì đứng kế bên còn 3 bé thì dừng lại phát quà.

Gợi ý những trò chơi ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 hấp dẫn nhất

2. Đập bóng bể bằng mông

Sẽ mời 2 bé tham gia. Sau khi quản trò ra lệnh bắt đầu, 2 bé dùng tay cầm bóng và để xuống đất lấy mông của mình ngồi lên để làm bể bóng bay. Bé nào làm bể 03 quả bóng trước sẽ thắng.

Cứ lần lượt như vậy khoảng 2-3 cặp chơi. Bé nào thắng sẽ được nhận quà.

3. Ban nhạc hòa tấu

Hướng dẫn các bé xếp vòng tròn, có thể chia thành 4 nhóm:

Nhóm 1: Thực hiện tiếng trống “Thùng thình”
Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ “Tóc tóc”
Nhóm 3: Thực hiện tiến đàn “Tưng tưng”
Nhóm 4: Thực hiện tiếng chuông “Keng keng”

Trước tiên, người QT đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.

Để trò chơi thêm hứng thú, quản trò có thể điều khiển một lúc 2 tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “Hùm hùm…” và trò chơi được tiếp tục.

4. Trao khăn đỏ

Để bắt đầu, QT sẽ hướng dẫn các bé như sau:

Người chơi xếp thành hai hàng ngang đối diện nhau mỗi hàng 10 người. Khi lệnh chơi bắt đầu, hai hàng cùng tiến lên giơ tay chào kiểu Đội.

Sau đó, từng đôi tháo khăn quàng của mình, quàng vào cổ bạn, thắt đúng quy cách. Phân đội nào có nhiều người thắt nhanh, đẹp, đúng quy định là phân đội thắng cuộc.

Luật chơi:

Nếu bé nào chào sai kiểu Đội thì bị trừ điểm - bé nào thắt khăn sai cũng bị trừ điểm.

5. Trò chơi chúng ta

Hãy quy ước với các bé:

Tay đưa ngang (đèn xanh)
Tay đưa cao trên đầu (đèn đỏ)
Tay đưa chéo (đèn vàng)

Theo quy ước trên của quản trò mà tàu đi nhanh (đèn xanh), tàu đi chậm (đèn vàng), tàu dừng (đèn đỏ). Lệnh được phát ra liên tục sẽ có em nhầm chân.

- Luật chơi: Người bị nhầm theo qui ước là người phạm luật.

6. Bé tập luyện nói nhanh

Chọn ra 5 bé ra tập đếm từ 1 đến 50 trong 1 hơi dài, bé nào đếm dài nhất sẽ thắng. Chọn bé hơi dài nhất sẽ phát quà.

Mẹ với bé cùng hát

Bé hát bài hát thiếu nhi có con vật trong bài hát. Chia làm 3 đội mỗi đội 1 mẹ và 1 bé, mẹ hát hoặc nhắc bài hát cho bé hát

7. Cô Ca Cô La

Chia 4 nhóm, mỗi nhóm 2 bé:

Nhóm 1: tên là Cô.
Nhóm 2: tên là Ca.
Nhóm 3: tên là Cô
Nhóm 4: tên là La.

Quản trò gọi tên bất kỳ nhóm nào thì nhóm đó phải hô to lên tên của nhóm mình. Ví dụ: QT hô “nhóm 4” thì nhóm 4 hô “La”; QT hô “nhóm 1” thì nhóm 1 hô “Cô”. Nếu nhóm nào nói sai tên nhóm của mình thì bị thua hoặc nếu 1 trong 2 bé trong nhóm nói sai tên nhóm mình cũng bị thua.

Gợi ý những trò chơi ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 hấp dẫn nhất 1

8. Bé thử tập luyện nói nhanh

Lượm một hột vịt lộn, luộc, lột, lủm. (khoảng 3 bé tham gia). Cho các bé thời gian khoảng 1 phút để nhớ. Bé nào nói mà không bỏ sót chữ sẽ thắng.

Trời - Đất - Nước

Quản trò (nói): “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim” .

Quản trò (nói): “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”.

Quản trò (nói): “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”.

Ngược lại Quản trò (nói): “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”...

Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi sẽ có bé nhầm.

9. Ong đốt, kiến cắn, đau bụng

Đầu tiên các bé hãy chọn vị trí để mọi người cùng nhìn thấy và quản trò đọc to các câu “Ong đốt - Kiến cắn - Đau bụng”.

Khi nói “Ong đốt” đồng thời lấy hai tay xoa lên trên đầu - “Kiến cắn” đồng thời lấy lấy hai tay xoa lên mu bàn chân - “Đau bụng” đồng thời lấy hai tay ôm bụng.

Em nào ít chú ý sẽ làm nhầm, phải bước lên phía trước một bước hay đứng ra ngoài bàn. Trò chơi tiếp tục đến khi kết thúc. Ai là người bước lên nhiều nhất là người ít chú ý nhất trong cuộc chơi sẽ bị phạt.

- Hướng dẫn luật chơi:

Tất cả người chơi phải nhìn lên người quản trò.
Làm sai theo quy định hoặc làm chậm khi đến lượt thì phạm luật.
Đi theo tín hiệu giao thông

Đầu tiên, các bé tập hợp vòng tròn quay mặt vào trong nghe phổ biến trò chơi.

Quản trò cho đơn vị quay phải hoặc trái. Hai tay của em đứng sau đưa lên hai vai em đứng trước làm thành một đoàn tàu. Lệnh bằng một hồi còi

10. Giả làm tượng

Đầu tiên hãy cùng tập trung tất cả các bé lại thành một nhóm và bật nhạc lên. Sau đó liên tục tắt nhạc và khi nhạc dừng, tất cả người chơi đều phải bất động. Nếu khi đó có ai còn cử động, sẽ bị loại ra khỏi nhóm, người cuối cùng sẽ là người chiến thắng trong trò chơi.

11. Thử tài nhanh nhẹn cùng âm nhạc và ghế

Trò này sẽ được thực hiện với ghế hay gối dựa. Bạn sẽ cần có số ghế hay gối ít hơn 1 so với số bé tham gia. Sau đó các bạn hãy cùng nhau sắp xếp số ghế hay gối này trong một khu vực trung tâm trong phòng.

Bắt đầu bật nhạc khi các bé đã tập trung thành một vòng tròn quanh vị trí của ghế đã sắp xếp. Khi nhạc dừng, các bé sẽ phải tìm ra chỗ để ngồi. Bé cuối cùng không tìm được chỗ và phải đứng sẽ bị loại. Bỏ đi một chiếc ghế, gối sau mỗi vòng. Bé nào giành được chỗ ngồi cuối cùng sẽ thắng.

12. Cây sen

Người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen.

Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen.

Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái…

Khi tất cả các bé đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác).

Lưu ý: Người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…

Ngân Quỳnh (T/H)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại