Thứ sáu, 22/11/2024 | 02:30
RSS

Giun lạ dài tới 60cm được gắp ra dưới tay chân bệnh nhân

Thứ bảy, 06/06/2020, 07:02 (GMT+7)

Mới đây, một bệnh nhân được bác sỹ phẫu thuật gặp 5 con giun trong tay và chân, loài giun này thuộc loại chưa từng xuất hiện ở Việt Nam.

Giun lạ dài tới 60cm được gắp ra dưới tay chân bệnh nhân
Bác sĩ khám cho nam thanh niên mắc giun ngày 5/6. Ảnh: VnExpress

Vào ngày 12/5, một bệnh nhân 23 tuổi đến khám tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cơ sở Giải Phóng và được chẩn đoán mắc giun hoặc sán thường gặp và điều trị tại khoa Virus – Ký sinh trùng. Tuy nhiên, loại giun bệnh nhân mắc phải không có thuốc đặc trị, bác sĩ phải phẫu thuật gắp giun và vệ sinh vùng áp xe để điều trị triệt để.

Đến ngày 22/5, bệnh nhân được chuyển sang cơ sở Đông Anh để phẫu thuật. Các bác sỹ thông tin, người bệnh nhân mắc quá nhiều giun sán, nên bệnh nhân được cho uống thuốc để giun trưởng thành tự bộc lộ. Trong ngày phẫu thuật đầu tiên, bác sĩ gắp ra một con giun dài khoảng 60cm.

Những ngày tiếp theo, bác sỹ lại tiến hành gắp được 2 con giun dài khoảng 30 cm ở bắp tay bệnh nhân. Tính đến ngày 5/6, ê kíp bác sỹ bệnh viện đã gắp được đến 5 con giun trưởng thành. Được biết, hiện sức khỏe bệnh nhân đang trong trạng thái ổn định.

Dẫn thông tin từ VNE, Bác sĩ Trần Thượng Việt, Trưởng khoa Ngoại sản, cho biết các khối áp xe xuất hiện cách hai đến ba ngày. Ban đầu xuất hiện ở chân, dần lan lên cánh tay, khi mở ổ áp xe, soi dưới thiết bị thì thấy có ấu trùng.

Được biết, loại giun mà bệnh nhân mắc phải chưa từng xuất hiện tại Việt Nam Ấu trùng được gửi đến Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để định danh và phát hiện đây là Bệnh giun Guinea (GWD) hoặc Dracunculiasis, là bệnh lây nhiễm do giun Guinea gây ra. 

Con người bị nhiễm khi uống phải nước có chứa bọ chét nước bị nhiễm trứng giun guinea. Khởi đầu bệnh không có triệu chứng. Khoảng một năm sau, người bệnh có cảm giác đau rát khi giun cái tạo nốt phồng da, thường ở chi dưới.

Tất cả các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh và tỷ lệ mắc có thể lên tới 60%. Người nhiễm bệnh khi uống nước có các vật chủ trung gian truyền bệnh - các động vật giáp xác cyclops (động vật chân đốt, bọ chét nước).

Bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách chỉ sử dụng nước uống không lây nhiễm. Điều này có thể thực hiện được bằng cách ngăn ngừa lây nhiễm các nguồn cung cấp nước cho cộng đồng bằng cách sử dụng các giếng khoan, bơm tay, bồn chứa nước hoặc xử lý các nguồn nước, theo các chuyên gia thông tin.

Trúc An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN