Chủ nhật, 19/01/2025 | 10:38
RSS

Giật mình với những tác hại khủng khiếp của dầu hướng dương, dầu ngô

Thứ hai, 06/08/2018, 16:20 (GMT+7)

Theo nghiên cứu, việc đun nóng dầu thực vật như hướng dương, dầu ngô sẽ giải phóng ra một lượng đáng kể các aldehyde được cho là chất có liên quan đến một loạt những bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch và mất trí nhớ.

Từ trước tới nay nhiều người vẫn nghĩ rằng dùng dầu hướng dương và dầu ngô để chiên rán thức ăn do chúng có thể giải phóng những chất gây ung thư và một số bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên sử dụng dầu olive, dầu dừa, bơ hay thậm chí là mỡ lợn để nấu nướng thay cho các loại dầu trên.

Tuy nhiên theo một kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học Anh lại cho kết quả ngược lại đó là, khi đun nóng dầu thực vật sẽ giải phóng ra một lượng đáng kể các aldehyde được cho là chất có liên quan đến một loạt những bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch và mất trí nhớ.

Cụ thể, giáo sư Grootveld, trường Đại học De Montfort ở Leicester đã đo nồng độ của các hợp chất độc được tạo ra khi dầu ăn bị đun nóng tới những nhiệt độ khác nhau.

Giật mình với những tác hại khủng khiếp của dầu hướng dương, dầu ngô
Dầu ngô, dầu hướng dương nếu đun ở nhiệt độ cao vô cùng nguy hiểm.

Các nhà khoa học phân tích thêm, tại nhiệt độ điểm khói, dầu bị phân hủy, bị oxy hóa và các hợp chất độc (toxicologic) có liên quan có thể được hình thành như aldehyde và lipid peroxyde (các sản phẩm oxy hóa lipid - Lipid Oxidation Products LOPs). Aldehyde là một chất độc gây ung thư, bệnh tim mạch hay mất trí nhớ, dị dạng thai nhi, viêm, nguy cơ loét và tăng huyết áp khi ăn hay hít phải dù với lượng ít.

Trong khi đó, dầu ngô và dầu hướng dương tạo ra lượng aldehyde khi đun nóng nhiều gấp 3 lần bơ. Ngoài ra nhóm còn phát hiện thêm 2 loại aldehyde chưa từng biết tới trước đó trong các loại dầu thực vật khi gia nhiệt.

Nói tới điều này, trước đó WHO cho biết, nếu trong một bữa ăn mà có cá và khoai chiên được chiên bằng dầu thực vật sẽ chứa lượng aldehyde độc nhiều gấp 100 - 200 lần giới hạn an toàn.

Như vậy, về khoa học, nếu không đun nóng chất béo không bão hòa thì các loại dầu ngô và hướng dương vẫn là những lựa chọn lành mạnh. Hay nói cách khác chúng sẽ ít nguy hiểm cho sức khoẻ hơn. Tuy nhiên với các chất béo ổn định cao trong môi trường nhiệt như bơ thì cũng chỉ nên sử dụng chừng mực vì chúng có thể làm tăng cholesterol xấu và nguy cơ hẹp động mạch vành và bệnh tim.

Do đó, theo Giáo sư John Stein thuộc Khoa khoa học não bộ, Đại học Oxford, não bộ của con người đang thay đổi theo chiều hướng nhanh chóng như hiện tượng biến đổi khí hậu. Dầu thực vật rất giàu omega-6, và những acid béo này làm giảm tỷ lệ acid béo omega-3 bằng cách thay thế chúng. Nếu bạn ăn quá nhiều dầu ngô hay dầu hướng dương, não bộ sẽ hấp thụ nhiều omega-6 và tăng đào thải omega-3. Do vậy người tiêu dùng nên loại bỏ dầu ngô và dầu hướng dương khỏi căn bếp và thay vào đó sử dụng dầu olive và bơ hoặc mỡ lợn cho việc nấu nướng.

Những bí quyết để hạn chế sử dụng dầu thực vật 

Để thay thế thói quen sử dụng dầu thực vật hàng ngày không phải dễ nhưng bạn cũng nên tuân thủ một số những bí quyết dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình:

- Sử dụng chảo chống dính: Không nên sử dụng chảo chống dính giá rẻ mà thay vào đó là các loại chảo đắt tiền một chút, có thương hiệu rõ ràng sẽ giúp bạn giảm lượng dầu ăn trong mỗi lần nấu mà vẫn không lo bị dính chảo.

- Hạn chế dùng nhiệt độ cao trong quá trình chiên rán: Dùng lửa nhỏ để chiên rán tuy sẽ khiến cho món ăn kém giòn hơn nhưng bên cạnh đó, nó sẽ giúp món ăn được chín từ bên trong, giữ nguyên được vị ngọt và giúp món ăn không bị khô.

- Hãy thay thế các món chiên, rán bằng luộc, nấu, hấp sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. 


Xem thêm: Vì sao chấm thẩm định không phát hiện ra sai phạm điểm thi ở Hòa Bình?

An Dương
Theo VietQ

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.