Thứ ba, 19/03/2024 | 17:27
RSS

Giải pháp để táo bón sau sinh không còn là ác mộng với người phụ nữ

Thứ hai, 01/02/2021, 12:25 (GMT+7)

Táo bón sau sinh không chỉ khiến chị em đau đớn, khó chịu khi đi ngoài mà còn ảnh hưởng việc chăm sóc con. Tuy vậy, táo bón sau sinh hoàn toàn có thể khắc phục.

Táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh gây nhiều khó chịu với phụ nữ 

Nguyên nhân gây nên táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh rất phổ biến, do những nguyên nhân như dưới đây:

Cơ thể vẫn đang trong quá trình hồi phục

Nhiều chị em đã bị trĩ khi mang thai (do tăng cân cộng thêm áp lực mang thai nhi đang lớn dần trong bụng), nên sau sinh tình trạng táo bón càng trở nên trầm trọng. 

Nếu sinh thường qua đường âm đạo, hầu hết các chị em bị rạch tầng sinh môn. Các vết khâu tầng sinh môn hoặc vết khâu khi đẻ mổ gây nhiều đau đớn, khó chịu. Điều này có thể khiến các chị em thường nhịn hoặc hạn chế đi đại tiện vì sợ đau và bục vết khâu. Điều này cũng có thể dẫn đến táo bón sau sinh.

Việc bạn rặn đẻ trong khi sinh cũng có thể kéo căng hoặc làm hỏng cơ sàn chậu hoặc cơ thắt hậu môn. Điều này có thể làm cho việc đẩy phân ra ngoài hơi khó khăn.

Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ

Thiếu ngủ và mệt mỏi là những vấn đề thường gặp đối với những bà mẹ sau sinh. Thiếu ngủ cũng dẫn đến căng thẳng hơn, từ đó gây nên tình trạng táo bón.

Căng thẳng

Cảm thấy căng thẳng và lo lắng là điều phổ biến khi nuôi con nhỏ. Căng thẳng, mệt mỏi quá độ có thể làm tăng đột biến hormone cortisol. Lượng hormone cortisol tăng cao có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón. 

Táo bón sau sinh

 Căng thẳng sau sinh có thể gây táo bón

Không uống đủ nước

Khi cho con bú, một phần lượng nước trong cơ thể mẹ sẽ chuyển thành sữa. Một số người mẹ có quan điểm sai lầm không dám uống nhiều nước vì sợ loãng sữa, con bú thiếu chất. Tuy vậy, uống đủ nước mới tiết nhiều sữa và tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.

Ăn nhiều món khó tiêu

Sau sinh, phụ nữ thường bồi bổ những món giàu dinh dưỡng và chất béo như móng giò, chân dê hầm… Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, ít chất xơ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón sau sinh.

Ít vận động

Ôm ấp và cho con bú khiến người mẹ ngồi nhiều, ít đứng, ít đi bộ và ít vận động. Điều này có thể làm chậm nhu động ruột. Phân lưu lại trong ruột lâu, bị ruột tái hấp thu nước nên phân khô, cứng lại nên gây táo bón.

 

Táo bón sau sinh

 Ít vận động, nằm nhiều sau sinh làm chậm nhu động ruột

Do sử dụng thuốc

Bạn có thể cần thuốc giảm đau để đối phó với cơn đau vết khâu tầng sinh môn, đau vết mổ. Táo bón có thể là tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này. 

Thuốc kháng sinh sử dụng phòng bội nhiễm vết khâu thường gây tiêu chảy nhưng đôi khi cũng có thể gây táo bón. Điều này là do thuốc kháng sinh làm mất lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa.

Do sử dụng vitamin tổng hợp sau sinh

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng để khỏe mạnh và nhiều sữa cho con bú. Tuy vậy, các loại vitamin tổng hợp sau sinh thường có chứa sắt và các chất dinh dưỡng khác dễ gây táo bón. 

Các biện pháp khắc phục táo bón sau sinh

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để cải thiện tình trạng táo bón sau sinh như:

  • Uống nhiều chất lỏng: Uống nhiều nước để tránh mất nước và có lượng sữa dồi dào cho con bú. Phụ nữ sau sinh nên bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nước có thể bổ sung ở nhiều dạng như: nước hoa quả, nước canh, nước lọc... Các mẹ nên uống ngay một cốc nước ấm sau khi thức dậy giúp kích thích nhu động ruột.

Táo bón sau sinh

Uống đủ nước giúp mềm phân và giảm táo bón sau sinh
  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ: Chất xơ giúp tiêu hóa tốt, giảm táo bón. Chất xơ có trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cám, đậu…
  • Ăn thực phẩm giúp nhuận tràng: Chuối, lê, cam, bưởi…
  • Hạn chế thức ăn khó tiêu: Đồ chiên rán, dầu mỡ, thức ăn tinh chế như súp đặc, thức ăn nhanh. 
  • Tránh chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc...
  • Thay đổi tư thế đi vệ sinh: Dùng ghế để kê cao chân trong tư thế ngồi xổm khi ngồi trên bồn cầu để giúp bạn rặn dễ dàng hơn.
  • Tích cực vận động: Sau sinh, các mẹ không nên nằm nhiều mà nên đi lại, vận động nhẹ nhàng. Tập thể dục không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn làm cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. 
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng: Nhờ người thân giúp đỡ trông em bé để có thời gian ngủ đủ giấc và thư giãn. 
  • Bổ sung probiotics cải thiện tiêu hóa: Bạn có thể dùng men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii như men vi sinh Bio Vigor để bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa… 

Khi hệ tiêu hóa hoạt động tốt thì tình trạng táo bón sau sinh cũng giảm hẳn hoặc không còn. 

Men vi sinh Bio Vigor

Táo bón sau sinhGiúp bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ tái lập hệ vi sinh đường ruột.

Dùng cho:

- Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

- Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày. 

- Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn. 

Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689

GPQC: 01346/2019/ATTP-XNQC

            01681/2019/ATTP-XNQC

 

DS. Phan Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại