Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:08
RSS

Giải đáp: Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì?

Thứ sáu, 05/01/2024, 06:32 (GMT+7)

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến, có liên quan đến chế độ ăn uống. Bạn có biết trào ngược dạ dày kiêng ăn gì để bệnh nhanh chóng phục hồi?

Tìm hiểu người bệnh trào ngược dạ dày kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh

MỤC LỤC:

Trào ngược dạ dày - thực quản là gì?
Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản?
Những người bị trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?
Thuốc dạ dày Đông y – giải pháp cho người bệnh dạ dày?

Trào ngược dạ dày - thực quản là gì?

Muốn biết trào ngược dạ dày kiêng ăn gì, trước hết cần nhận biết thế nào là bệnh trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày - thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác.

Trào ngược dạ dày - thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày

Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

  • Ợ hơi lúc đói thường xuyên
  • Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan lên cổ.
  • Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Ợ chua, ợ nóng cũng hay đi kèm với nhau. Bệnh nhân có cảm giác ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng.

Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.

Buồn nôn, nôn

Triệu chứng này thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn. Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc...

Đau, tức ngực

Người bệnh có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay. Triệu chứng này là nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày - thực quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tim mạch.

Cảm giác đau này là đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực.

Khó nuốt

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ.

Khản giọng và ho

Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm cho sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.

Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Đây là phản xạ tự nhiên của miệng gặp axit chua trào lên sau khi ợ chua. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa axit.

Đắng miệng

Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng. Đây là biểu hiện của rối loạn thần kinh dạ dày, gây mở quá mức van môn vị và dịch mật trào ra.

Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa.

Nóng rát cổ họng, miệng đắng… là dấu hiệu trào ngược dạ dày

Những người bị trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?

Nguyên lý của bệnh trào ngược dạ dày là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ.

Các yếu tố tấn công gồm có tăng tiết pepsin, axit và ứ đọng thức ăn trong dạ dày khiến áp lực gia tăng trở thành gánh nặng đè lên cơ thắt thực quản. Điều này thúc ép cơ thắt mở ra tạo nên hiện tượng trào ngược dạ dày. Đặc biệt, khi người bệnh ăn những món gây kích thích sẽ càng làm tăng tiết pepsin và axit. Do đó, để tránh bị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân nên kiêng những món sau:

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thức ăn nhiều cholesterol rất khó tiêu và khiến cho dạ dày dễ bị quá tải. Khi dạ dày chướng lên sẽ làm gia tăng áp lực đối với cơ thắt thực quản dưới. Lúc này để tiêu hóa thức ăn sẽ mất rất nhiều thời gian, dễ dẫn tới đầy bụng và gây trào ngược.

Các loại hoa quả có vị chát

Các loại quả có vị chát điển hình như sung, hồng, hồng xiêm… tiết ra nhiều nhựa, khi đi xuống hệ tiêu hóa sẽ cộng hưởng với axit trong dạ dày hình thành nên những cục nhỏ. Dần dần chúng sẽ biến thành các viên sỏi gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Thức uống, đồ ăn có tính axit cao

Trái cây thuộc họ cam, chanh, bưởi... mặc dù cung cấp nhiều chất xơ, nước và vitamin C cho cơ thể nhưng lại có vị chua và chứa nhiều axit nên không phù hợp cho những người mắc bệnh lý liên quan tới dạ dày.

Socola

Để sản xuất ra một thanh socola, người ta sử dụng rất nhiều sữa và chất béo. Tương tự cholesterol đã được đề cập ở trên, socola sẽ khiến dạ dày trở nên khó tiêu và ậm ạch hơn. Ngoài ra chất Methylxanthine có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản dưới, dễ khiến dịch vị dạ dày bị trào ngược.

Bia rượu, thuốc lá, trà và cà phê

Trong các sản phẩm này có một lượng lớn chất kích thích gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, nhất là khi sử dụng vào lúc bụng còn đang đói.

Trên đây là phần giải đáp trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý, chế độ ăn uống chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế được thuốc điều trị. 

Người bệnh dạ dày nên tìm hiểu thuốc trị bệnh dạ dày, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. 

Thuốc dạ dày Đông y – giải pháp cho người bệnh dạ dày 

Đông y có bài thuốc trị bệnh dạ dày có công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống. Bài thuốc thường được dùng điều trị Viêm loét dạ dày hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày; điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.

Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tại Nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén (ví dụ Dạ Dày Nhất Nhất) hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT

Tác dụng:
Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại