Thứ năm, 02/05/2024 | 02:31
RSS

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào? 2 Tư thế chống trào ngược hiệu quả

Thứ tư, 15/11/2023, 15:36 (GMT+7)

Người bị trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào để hạn chế cảm giác khó chịu cùng các biểu hiện như ợ hơi, ợ nóng, ho khan? Đối với người bệnh thì tư thế ngủ đúng sẽ cải thiện cảm giác khó chịu và tạo nên giấc ngủ chất lượng. Vậy nên hãy cùng chúng tôi tìm ra tư thế ngủ chuẩn nhất dành cho người bệnh trào ngược axit nhé

I - Cách nằm ngủ ảnh hưởng gì đến bệnh trào ngược dạ dày

Đối với người bình thường, tư thế ngủ an yên sẽ tạo nên giấc ngủ ngon, không bị đau nhức vai gáy và hồi phục lại sức khỏe sau 1 ngày dài làm việc.

Việc chọn lựa tư thế ngủ đúng chuẩn càng có ý nghĩa đối với người có tiền sử mắc bệnh trào ngược. Khi bệnh nhân ngủ sau cách sẽ khiến axit từ dạ dày đẩy ngược thực quản làm nghiêm trọng trạng thái bệnh.

Các biểu hiện ợ hơi, ợ chua diễn ra liên tục và sau khi thức giấc có cảm giác đắng miệng, hôi miệng, khản tiếng, viêm họng do axit trào lên khi ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ngủ đúng tư thế có chuyển biến tích cực đến sức khỏe cụ thể như sau:

  • Tạo nên giấc ngủ sâu, an ổn, không bị giật mình thức giấc.
  • Các triệu chứng trào ngược axit như: Ho đêm, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn… cải thiện rõ rệt.
  • Người bị trào ngược hạn chế tối đa bệnh lý như viêm họng, viêm xoang, khàn tiếng.
  • Giảm các vết loét, tổn thương do axit gây ra tại hầu họng, thực quản, dạ dày.
  • Sáng thức dậy không có trạng thái mệt mỏi, uể oải do chất lượng giấc ngủ kém.

tư thế ngủ khi bị trào ngược dạ dày

II - Trào ngược dạ dày nên nằm ngủ như thế nào?

Người bệnh trào ngược cần thấy rõ ý nghĩa quan trọng của việc lựa chọn tư thế ngủ để bệnh chuyển biến tích cực. Dưới đây là 2 tư thế nằm khi bị trào ngược dạ dày mọi người nên vận dụng:

1. Nằm ngửa gối cao đầu

Tư thế nằm ngửa giúp thực quản cao hơn dạ dày từ đó hạn chế được axit dịch vị, thức ăn dư thừa từ dạ dày đẩy ngược lên. Ngoài ra, việc nằm ngửa và duỗi thẳng các chi thúc đẩy lưu thông máu, thư giãn cho cơ thể nhằm cải thiện bệnh mạn tính.

Đối tượng bị trào ngược nặng tốt nhất nên kê cao 2 chân đầu giường từ 20 - 30cm để hạn chế dịch vị trào lên phía trên. Bệnh cạnh đó, người bệnh có thể chọn các loại kết cấu mềm mại, có độ cao tương ứng 20 - 30m để nằm trong thời gian nghỉ ngơi.

trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào

2. Nằm nghiêng bên trái

Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào? Nằm nghiêng trái hay phải sẽ tốt hơn? Theo chuyên gia, người bệnh nên chọn tư thế nằm nghiêng trái để ngăn chặn axit đẩy ngược về thực quản.

Khi nằm nghiêng trái thì dạ dày sẽ ở vị trí thấp hơn so với thực quản nên lượng axit dư thừa không thể đẩy lên và chứng ợ nóng, ợ chua cải thiện. Ngoài ra, nằm nghiêng trái giúp việc đưa chất thải ra ngoài dễ dàng để giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Đặc biệt, nằm nghiêng trái không chỉ tốt cho bệnh dạ dày mà còn ngăn ngừa chứng ngủ ngáy, ngưng thở lúc ngủ. Từ đó mọi người có sức khỏe tốt, tái tạo năng lượng nhanh và thức dậy không cảm thấy mệt mỏi.

III - Các tư thế ngủ nên tránh khi bị trào ngược dạ dày

Khi xác định được tư thế ngủ đúng chuẩn thì người bệnh trào ngược dạ dày nên thực hiện để ngăn ngừa bệnh trở nặng. Bên cạnh đó, người bệnh khi nghỉ nơi không nên nằm theo 2 tư thế dưới đây:

1. Nằm nghiêng bên phải

Nằm nghiêng phải thì dạ dày ở vị trí cao hơn thực quản sẽ tạo áp lực cho cơ thắt thực quản. Khi đó tần suất bị ợ hơi, ợ nóng gia tăng làm cho chứng bệnh trào ngược trở nên trầm trọng. Việc nằm nghiêng bên phải cũng là lý do chính khiến nhiều người xuất hiện cơn trào ngược vào ban đêm.

2. Nằm úp

Người bị trào ngược dạ dày không nên chọn tư thế úp sấp vì toàn bộ sức nặng của cơ thể sẽ gây áp lực lên đến dạ dày. Nhóm đối tượng béo phì, cân nặng lớn khi nằm úp sấp khiến hiện tượng ợ hơi, ợ nóng diễn ra thường xuyên.

trào ngược dạ dày không nên nằm như thế nào

IV - Lưu ý khi nằm đối với người bị trào ngược axit

Sau khi đã xác định rõ vấn đề trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào tốt thì người bệnh cần tuân thủ thực hiện. Bên cạnh tư thế ngủ thì bệnh nhân mắc chứng trào ngược cần chú ý đến điều sau:

  • Không nên vừa ăn xong đã nằm ngủ: nên ngủ sau bữa ăn khoảng 3-4 tiếng để thức ăn kịp tiêu hóa và rời khỏi dạ dày để hạn chế thức ăn cùng dịch vị tồn đọng trào ngược lên.
  • Không nên kê gối quá cao chỉ nên kê lên khoảng 20 - 30cm là hợp lý. Nếu nằm ngủ kê gối hoặc đầu giường quá cao sẽ tạo ra áp lực cho vùng bụng và gây đau mỏi vai gáy.
  • Khi ngủ không nên mặc đồ quá bó sát, chật chội sẽ khiến dạ dày chịu sức éo lớn. Ưu tiên sử dụng đồ ngủ thoải mái, chất mềm mịn để có giấc ngủ chất lượng nhất.
  • Không nên ngủ trưa quá lâu, chỉ nên ngủ từ 30 - 45 phút để tránh tác động đến thời gian ngủ vào buổi tối hoặcgây khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
  • Trước khi ngủ nên giữ tinh thần thoải mái, để tâm lý thả lỏng tránh rơi vào trạng thái stress, tức giận gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Giữ không gian phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ để có cảm giác thư thái, dễ chịu khi tiến vào giấc ngủ.

Ngoài chọn tư thế ngủ đúng bạn cũng nên tìm những biện pháp chuyên biệt để đẩy lùi chứng trào ngược dạ dày. Viên dạ dày Ngự y mật phương của Dược phẩm Nhất Nhất là sản phẩm phù hợp cho bệnh nhân mắc chứng trào ngược.

Viên uống tác động đến nguyên căn gây trào ngược là cơ địa từ đó thay đổi cơ địa người bệnh trở về như người khỏe mạnh. Các chất có trong viên uống cải thiện tỳ vị, tăng cường chức năng dạ dày và hoạt động của các cơ thắt thực quản để cơ thể tự chống lại các yếu tố gây bệnh, tránh bệnh tái phát.

Viên dạ dày Ngự y mật phương là sản phẩm chuẩn Đông y thế hệ 2, có hiệu quả vượt trội, rõ rệt hơn hẳn các sản phẩm Đông y truyền thống. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, nhà máy được trao tặng giải vàng chất lượng quốc gia.

thuốc giảm chứng trào ngược dạ dày

Bài viết đã chia sẻ đến người bệnh câu trả lời chi tiết cho vấn đề "Trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào"? Cùng với đó chúng tôi hướng dẫn người bệnh 2 tư thế ngủ chống trào ngược cực hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức để hỗ trợ đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.

Ds Thúy Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại