Thứ bảy, 18/01/2025 | 16:53
RSS

Giải đáp thắc mắc: Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Thứ hai, 12/12/2022, 15:46 (GMT+7)

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không là thắc mắc của không ít người. Bởi nứt kẽ hậu môn là vấn đề tế nhị, nhưng khá phổ biến. Tìm hiểu cách khắc phục tình trạng này nhanh chóng.

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không

"Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?" là câu hỏi nhiều người thắc mắc

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn

Để giải đáp được thắc mắc “Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?”, trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện vết rách theo chiều dọc hoặc hình ovan ở lớp biểu mô vảy của ống hậu môn. Vết nứt hậu môn thường nằm ở đường giữa sau, đôi khi ở đường giữa trước.

Vết nứt hậu môn gây đau rát quanh hậu môn và chảy máu (máu tươi lẫn vào trong phân hoặc nhỏ thành giọt nếu vết rách lớn).

Nguyên nhân dẫn tới vết nứt hậu môn được cho là tổn thương do phân lớn hoặc rắn hoặc do bệnh nhân đi lỏng thường xuyên do nhiễm trùng đường ruột. Nứt kẽ hậu môn cũng có thể xảy ra do quan hệ đồng tính nam.

Nứt kẽ hậu môn có tự lành không?

Tùy vào mức độ của bệnh mà nứt kẽ hậu môn có thể tự lành hoặc không.

  • Nếu vết nứt nông, nhỏ, hiện tượng viêm nề nhẹ và các triệu chứng không kéo dài quá 6 tuần thì bệnh có thể tự khỏi nhờ cơ chế tự chữa lành của cơ thể cùng với sự hỗ trợ của các biện pháp thay đổi lối sống.
  • Nếu vết nứt rộng hoặc sâu, tình trạng đau rát kéo dài trên 6 tuần, thì rất khó tự lành nếu không được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Như vậy thời gian và mức độ tổn thương sẽ quyết định đến việc “nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi?”.

nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không là thắc mắc của nhiều người

Nứt kẽ hậu môn có chữa được không?

1. Dùng thuốc Tây y

Để điều trị nứt kẽ hậu môn, có thể người bệnh sẽ được chỉ định dùng nhiều loại thuốc như:

  • Thuốc làm mềm phân
  • Thuốc chẹn kênh calci dạng uống hoặc nghiền thành dạng gel và bôi vào vết nứt giúp làm giãn cơ thắt
  • Kem bôi chứa Anusol-HC, oxit kẽm giúp làm giảm khó chịu từ vết nứt nhẹ.

2. Phẫu thuật

Trong trường hợp vết nứt hậu môn nặng, dùng thuốc mà các triệu chứng không giảm, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Thống kê cho thấy có khoảng 20% bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần phải phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là:

  • Nong hậu môn
  • Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại
  • Phẫu thuật mở cơ thắt trong
  • Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong
  • Mở cơ thắt trong bằng hoá chất

3. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Hầu hết vết nứt hậu môn xuất hiện là do phân to, rắn gây khó đi đại tiện. Việc thay đổi thói quen đi đại tiện có thể cải thiện tình trạng này. Tập đi đại tiện hàng ngày vào buổi sáng giúp chất thải không bị ứ đọng quá lâu trong đại tràng. Phân được hình thành và tống xuất khỏi cơ thể trong 24h đầu thì thường mềm và nhỏ hơn giúp việc đi đại tiện dễ dàng.

nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không
Thay đổi thói quen đi vệ sinh giúp giảm đau do nứt kẽ hậu môn

Rửa vết thương, chống nhiễm khuẩn

Nứt kẽ hậu môn là dạng vết thương hở, nếu không xử lý đúng cách có thể gây viêm nhiễm. Sau mỗi lần đi vệ sinh cần dùng vòi xịt áp lực nhẹ để xịt rửa. Dùng khăn, giấy mềm để thấm khô sạch vùng hậu môn.

Chế độ ăn giúp nhuận tràng

Người bị nứt kẽ hậu môn nên bổ sung nhiều chất xơ giúp cải thiện độ xốp của phân, làm mềm phân. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả, đặc biệt là rau họ cải, ngũ cốc nguyên hạt, rau mồng tơi, khoai lang… Bổ sung thêm các loại hoa quả giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, giúp mau lành vết nứt.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, phòng tránh táo bón. Hạn chế các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì các loại đồ ăn này khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra các vết nứt kẽ hậu môn mới.

nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không

Lưu ý chế độ ăn để nứt kẽ hậu môn mau lành

4. Dùng thuốc Đông y giảm đau rát ở vùng hậu môn

Theo Đông y, nứt kẽ hậu môn do âm hư, tân dịch hư hao hoặc huyết nhiệt gây ứ trệ nhiệt, độc và táo kết ở đại tràng dẫn tới đại tiện khó khăn, gây rách hậu môn. Ngoài ra, ngoại tà xâm nhập dẫn tới khí huyết ứ trệ khiến cho các vết nứt, loét khó lành.

Bài thuốc Đông y trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả cần thanh nhiệt giải độc trừ huyết ứ, nhiệt độc, đồng thời làm bền thành mạch để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Từ nguyên lý này, Đông y có bài thuốc trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả, có thành phần gồm đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ, trần bì, cam thảo, liên nhục, ý dĩ… Không chỉ giảm đau rát, bài thuốc còn giúp bền thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, do vậy sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Trĩ Đông y phù hợp với các trường hợp:

  • Chảy máu khi đi đại tiện
  • Đau rát, sưng ở vùng hậu môn
  • Búi trí sa ra ngoài
  • Trĩ ngoại
  • Trĩ nội độ 1, 2, 3
  • Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc “Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?”. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được khôngGiảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát

Chỉ định

Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

 

DS Bích Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại