Thứ sáu, 22/11/2024 | 13:30
RSS

Giải đáp: Nhiệt lưỡi uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Thứ bảy, 25/02/2023, 11:35 (GMT+7)

Nhiệt lưỡi hay nhiệt miệng không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống. Bạn có biết nhiệt lưỡi uống thuốc gì và bôi thuốc gì hiệu quả nhanh?

Nhiệt lưỡi uống thuốc gì

Nhiệt lưỡi uống thuốc gì là thắc mắc của không ít người

Nhiệt lưỡi là gì?

Nhiệt lưỡi hay còn gọi là nhiệt miệng ở lưỡi, là vết loét xuất hiện trên lưỡi. Vết loét thường có hình tròn, nhỏ hơn 10mm, có màu trắng hoặc vàng, viền màu đỏ.

Vết loét xuất hiện trên lưỡi thường rất đau và gây khó nói, khó ăn uống.

Nguyên nhân gây nhiệt lưỡi

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiệt lưỡi như:

  • Chấn thương: cắn vào lưỡi, đánh răng mạnh, hoặc mắc cài niềng răng làm tổn thương lưỡi đều có thể dẫn đến vết loét
  • Bức xạ hoặc hóa chất: đều có thể dẫn đến loét miệng
  • Thiếu chất dinh dưỡng: ví dụ như sắt, folic, vitamin B6, B12, vitamin C…
  • Căng thẳng và lo lắng: làm suy yếu hệ miễn dịch, gây nhiệt miệng, loét miệng
  • Vệ sinh răng miệng kém: khiến vi khuẩn sinh sôi gây loét miệng
  • Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa hóa chất gây kích ứng

Vì các tác nhân gây ra vết nhiệt miệng hay nhiệt lưỡi ở mỗi người khác nhau, vì vậy các bác sĩ thường khuyên mọi người nên ghi lại nhật ký về thời điểm xuất hiện vết loét, chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng, loại kem đánh răng, nước súc miệng mới… để xem vấn đề nào có liên quan đến vết loét miệng.

Thực tế cho thấy, một số người thấy vết loét miệng xuất hiện khi sử dụng kem đánh răng có chứa natri lauryl sulfat (SLS). Những người khác lại thấy các loại thực phẩm như pho mát, quế, trái cây họ cam quýt, quả sung hoặc dứa, có thể góp phần gây ra vết loét.

Nhiệt lưỡi uống thuốc gì
Nhiệt lưỡi gây đau, khó ăn, khó nói

Bị nhiệt lưỡi uống thuốc gì, bôi thuốc gì?

Đa phần các trường hợp bị nhiệt lưỡi mức độ nhẹ sẽ tự khỏi sau 7 – 14 ngày và không để lại sẹo. Việc điều trị nhằm mục đích giảm đau và ngăn ngừa tái phát trong tương lai.

Có thể điều trị vết loét trên lưỡi tại nhà bằng nhiều loại sản phẩm dạng bôi và uống.

Thuốc gây tê tại chỗ

Bôi thuốc gây tê lên vết loét làm giảm cảm giác đau và giúp ăn uống dễ dàng hơn.

Thuốc kháng viêm tại chỗ

Các chất chống viêm tại chỗ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng, lành các vết loét nhanh hơn và giảm tỷ lệ tái phát.

Ngoài thuốc dạng bôi, có thể dùng thuốc kháng viêm đường uống như Acetaminophen để giảm đau khi cần.

Thuốc kháng sinh

Được sử dụng khi nghi ngờ vết loét miệng là do nhiễm vi khuẩn. Có thể dùng thuốc kháng sinh bôi lên vết loét hoặc thuốc kháng sinh dạng uống.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Nếu nguyên nhân gây nhiệt lưỡi là do thiếu hụt dinh dưỡng thì cần bổ sung vitamin hoặc khoáng chất bị thiếu hụt như sắt, folic, vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, kẽm…

Nước súc miệng sát trùng

Một số loại nước súc miệng sát trùng có chứa kháng sinh tetracycline hoặc chlorhexidine (một chất khử trùng) giúp giảm đau và khó chịu do nhiệt lưỡi.

Thuốc ức chế miễn dịch

Những loại thuốc này có thể ngăn chặn phản ứng của cơ thể với các chất kích thích, điều này có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện vết loét miệng.

Nhiệt lưỡi uống thuốc gì
Có thể cần phải uống nhiều loại thuốc trị nhiệt lưỡi

Các biện pháp hỗ trợ điều trị không dùng thuốc

Ngoài việc dùng thuốc điều trị, có một số cách chăm sóc hỗ trợ cũng nên thực hiện đồng thời để giúp giảm đau vết loét và giúp vết loét nhanh lành hơn.

Lựa chọn thực phẩm có tính “mát”

Bị nhiệt lưỡi nên uống gì? Khi bị nhiệt miệng, nhiều người thường lựa chọn các loại đồ uống có tính mát như nước sắn dây, nước rau má, nước đậu xanh… Những loại nước này có tính thanh nhiệt, giải độc, nhờ vậy cũng sẽ giúp vết loét tổn thương trong miệng nhanh lành hơn.

Ăn nhiều rau xanh, cắt giảm thịt đặc biệt là thịt chế biến sẵn cũng là cách bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương.

Tránh các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều axit

Các thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế có thể làm trầm trọng hơn tình trạng loét miệng nên cần tránh.

Các loại quả chứa nhiều axit như cam, quýt, bưởi hay các loại thức uống có tính axit như cà phê cũng nên cắt giảm.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng đã được xác định là nguyên nhân dẫn tới nhiệt lưỡi, loét miệng. Ngoài ra, đây cũng là tác nhân dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Cần tìm cách để kiểm soát căng thẳng như tập thể dục, nghe nhạc, xem phim hoặc làm bất kỳ thứ gì mà bạn thích để giải tỏa áp lực.

Chú ý khi đánh răng

Vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp vết loét miệng nhanh lành mà còn giúp ngăn ngừa tái phát.

Nên chọn bàn chải đánh lăng có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lợi và lưỡi.

Nhiệt lưỡi uống thuốc gì
Đánh răng nhẹ nhàng giúp làm sạch răng miệng và giảm nhiệt miệng

Súc miệng hoặc dùng nước ngậm răng miệng

Sau khi đánh răng, để làm sạch và bảo vệ răng miệng tối ưu hơn, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước ngậm răng miệng thảo dược.

Xịt răng miệng thảo dược

Có một cách an toàn, hiệu quả và tiện dụng trong việc giảm đau rát do viêm loét miệng là sử dụng dung dịch xịt răng miệng thảo dược. Đây cũng là xu hướng mới được nhiều người tin dùng hiện nay. Tiêu biểu có sản phẩm Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.

Sản phẩm có thành phần thảo dược gồm Kim ngân hoa, Lá trầu không, Hoa đu đủ đực, Lá đào, Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà và nước tinh khiết, giúp hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng đồng thời còn hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.

Trước khi xịt nên lắc kỹ, xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt để phát huy hiệu quả tốt hơn.

Trên đây là thông tin giải đáp nhiệt lưỡi uống gì và các biện pháp chăm sóc hỗ trợ không dùng thuốc, bạn có thể tham khảo để giảm triệu chứng nhiệt miệng, bảo vệ răng miệng tốt hơn.

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Nhiệt lưỡi uống thuốc gì Giúp giảm nhanh:

- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng

- Đau rát, viêm loét miệng

Thành phần:

Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào; Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà, Nước tinh khiết vừa đủ 20ml.

Công dụng:

- Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.  

- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

Cách dùng:

Lắc kĩ trước khi dùng.

Súc miệng bằng nước ấm trước khi xịt.

Xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

Bệnh nặng có thể xịt nhiều lần hơn.

Chú ý: Thận trọng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi.

Quy cách đóng gói:

Hộp 1 chai x 20ml.

Bảo quản:

Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng mặt trời.

Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337

Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/xit-rang-mieng-nhat-nhat.html

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại