Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:47
RSS

Bị nhiệt miệng liên tục phải làm sao để trị dứt điểm?

Thứ năm, 05/05/2022, 12:06 (GMT+7)

Nhiệt miệng gây cảm giác khó chịu nhất là khi ăn uống, giao tiếp. Phải làm sao nếu tình trạng nhiệt miệng liên tục làm phiền và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống?

Nhiệt miệng liên tục

Nhiệt miệng liên tục gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Nhiệt miệng liên tục là gì?

Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là tình trạng mất đi hoặc mòn một phần mô mỏng bên trong miệng. Nhiệt miệng gây ra những vết loét nhỏ có màu trắng hình tròn hoặc oval ở trong miệng, lưỡi. Vết loét miệng có thể kín hoặc hở.

Trong hầu hết các trường hợp, nhiệt miệng không nguy hiểm và tự khỏi trong vòng 10 tới 14 ngày mà không cần điều trị. Một số người chỉ bị nhiệt miệng 1 tới 2 lần mỗi năm nhưng có những người khác lại bị nhiệt miệng liên tục.

Tình trạng nhiệt miệng liên tục rất phổ biến. Tuy nguyên nhân không rõ ràng nhưng có thể liên quan tới nhiều yếu tố gồm rối loạn hoặc chức năng bất thường của hệ miễn dịch, dị ứng kem đánh răng và do di truyền. Nhiệt miệng liên tục gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày.

Nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng liên tục

nhiệt miệng liên tục

Nhiệt miệng nhiều khi được coi là do ăn nhiều đồ ăn “nóng” gây ra

Việt Nam từ trước đến nay tình trạng nhiệt miệng thường được quy là do nóng trong hoặc do ăn đồ “nóng” như một số loại quả: mít, xoài,… hay các loại đồ chiên, rán, thức ăn cay gây ra. Tuy nhiên khoa học hiện đại vẫn chưa xác định được mối liên quan giữa cơ thể “nóng” trong với tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần.

Theo phân tích khoa học, một số nguyên nhân dẫn tới loét miệng thường gặp gồm:

Tổn thương trong khoang miệng

Vết loét miệng, nhiệt miệng có thể xuất phát từ những va chạm làm tổn thương khoang miệng như:

  • Vô tình cắn vào bên trong má
  • Xước niêm mạc miệng do bàn chải đánh răng bị trượt trong khi đánh
  • Va đập khiến niêm mạc miệng bị rách
  • Cọ xát phần niêm mạc miệng với răng bị mọc lệch hoặc răng gãy
  • Liên tục cọ xát niêm mạc miệng với răng giả hoặc niềng răng
  • Bỏng miệng do ăn thức ăn quá nóng

Dị ứng kem đánh răng hoặc nước súc miệng

Nếu thành phần kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa chất khử trùng thì có thể gây ra hiện tượng loét miệng. Nếu bạn gặp phải hiện tượng nhiệt miệng liên tục thì nên kiểm tra lại thành phần kem đánh răng hoặc nước súc miệng của mình để xem có bị dị ứng với thành phần nào không.

Nhiễm vi rút herpes

nhiệt miệng liên tục

Vi rút herpes có thể gây ra viêm loét miệng

Vi rút herpes tên đầy đủ là Herpes Simplex là tác nhân xâm nhập và gây ra bệnh ngoài da. Chủng vi rút herpes tuýp 1 thường gây ra các vết rộp, lở loét ở xung quanh môi và miệng.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc Herpes miệng nhất, triệu chứng và diễn tiến bệnh cũng thường nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành.

Thiếu vitamin

Có thể bạn không biết nhưng bị nhiệt miệng cũng là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu vitamin. Đây là các dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe giúp bảo vệ từ bên trong, giúp tăng đề kháng, ngừa bệnh tật.

Khi bị nhiệt miệng liên tục thì có thể cơ thể đang bị thiếu:

  • Vitamin B2: chất có vai trò trong quá trình phục hồi các mô của cơ thể. Thiếu vitamin B2 có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da, gây đau răng và viêm lợi.
  • Vitamin B3
  • Vitamin B12
  • Vitamin C

Rối loạn nội tiết tố

nhiệt miệng liên tục

Thay đổi nội tiết trong khi mang thai dễ dẫn tới nhiệt miệng liên tục

Phụ nữ mang thai hay ở trong kỳ kinh nguyệt thường có nguy cơ bị nhiệt miệng cao hơn so với bình thường. Do đây là những giai đoạn có sự thay đổi nội tiết tố nữ trong cơ thể làm ảnh hưởng tới thân nhiệt. Theo Đông y, đây là thời điểm khí âm tích tụ trong gan, thận có thể gây ra tình trạng nóng trong. Hệ quả là dễ xuất hiện mụn nhọt, lở loét trong khoang miệng.

Các nguyên nhân khác

Nhiệt miệng liên tục còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
  • Bị mắc bệnh tự miễn
  • Mắc bệnh tiêu hóa tiềm ẩn như bệnh Crohn hoặc bệnh Celiac.

Cách giúp đầy lùi nhiệt miệng liên tục hiệu quả

nhiệt miệng liên tục

Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm nhiệt miệng hiệu quả

Hầu hết bị nhiệt miệng đều không nguy hiểm và có thể tự khỏi chỉ trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên nếu bị loét miệng do bệnh hoặc do nhiễm trùng herpes thì cần được điều trị tại chỗ bằng nước súc miệng, thuốc mỡ và gel bôi.

Để giúp giảm đau nhức và kiểm soát vết loét không lan ra cũng như giảm nguy cơ biến chứng, bạn nên áp dụng các cách sau:

  • Tránh ăn thức ăn cay và chua cho tới khi vết loét miệng lành lại
  • Uống nhiều nước
  • Giữ cho miệng luôn sạch sẽ
  • Bôi gel sát trùng vào vết loét miệng
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm (lượng muối ít), súc trong miệng ít nhất 4 phút mỗi lần
  • Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn 2 lần mỗi ngày
  • Bôi thuốc mỡ steroid tại vùng da bị loét – tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về cách bôi và số lần bôi mỗi ngày.

Bỏ túi ngay các mẹo phòng ngừa nhiệt miệng liên tục

Đối với những người thường xuyên khổ sở vì nhiệt miệng tái đi tái lại thì ngoài việc trị vết loét, cũng nên trang bị các phương pháp giúp ngừa nhiệt miệng. Cụ thể:

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe

nhiệt miệng liên tục

Nên ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể

Nên tránh ăn các loại thức ăn có khả năng gây kích ứng khoang miệng. Cụ thể là đồ chiên rán, khoai tây giòn, một số loại gia vị, đồ ăn quá mặn, trái cây có tính axit (dứa, bưởi, cam).

Nên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để đảm bảo đầy đủ lượng vitamin thiết yếu cho cơ thể.

Tuân thủ thói quen vệ sinh răng miệng

Đánh răng thường xuyên sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn sẽ giúp cho khoang miệng luôn sạch sẽ. Không có thức ăn dư thừa trong khoang miệng sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dễ gây viêm loét miệng.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý chọn loại bàn chải đánh răng mềm để tránh gây xước các mô lợi quanh miệng. Nên chọn kem đánh răng và các loại nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfat.

Giảm thiểu căng thẳng

Nếu như bạn cảm thấy nhiệt miệng có liên quan tới thời điểm bị căng thẳng trong cuộc sống thì nên tìm hiểu các phương pháp giúp giảm căng thẳng như tập yoga, thiền định.

Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống nhưng việc phòng ngừa không hề khó. Hãy tuân thủ các mẹo trên để tránh gặp phải tình trạng tái phát nhiệt miệng liên tục.

Sử dụng nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất – Từ thảo dược giúp giảm tình trạng nhiệt miệng hiệu quả

Khi có hiện tượng nhiệt miệng, bên cạnh việc súc miệng bằng nước muối và bôi các loại gel bôi, bạn có thể sử dụng Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất.

Với các thành phần từ thảo dược, Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm loét miệng do nhiệt miệng đồng giảm đau rát do vết loét miệng gây ra.

Lưu ý nên sử dụng Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất sau khi đánh răng, mỗi lần ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Trong thời gian ngậm thì súc nhẹ rồi nhổ đi. Không ăn, uống hoặc súc miệng lại bằng dung dịch khác sau khi nhổ khoảng 10 phút để phát huy tối đa công dụng.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

nhiệt miệng liên tụcCông dụng:

- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

 

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại