Thứ năm, 28/03/2024 | 04:43
RSS

Mách bạn những cách đơn giản đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi

Thứ ba, 28/04/2020, 10:54 (GMT+7)

Nhiệt miệng ở lưỡi không chỉ gây khó chịu, đau đớn, khó ăn uống mà còn ảnh hưởng đến khả năng nói. Làm sao để đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi nhanh chóng?

Sự kiện:
nhiệt miệng

Nhiệt miệng ở lưỡi là gì?

Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng viêm loét niêm mạc vùng lưỡi. Các vết lở có màu đỏ hay trắng, ban đầu chỉ nhỏ như mụn nước nhưng sau đó phát triển và to dần lên.

nhiệt miệng ở lưỡi
Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng viêm loét niêm mạc vùng lưỡi

Những triệu chứng thường gặp

  • Cảm giác nóng rát hoặc bỏng rát ở lưỡi
  • Khô miệng và khát nước liên tục
  • Vị giác suy giảm, ăn không ngon
  • Tê và ngứa ở lưỡi
  • Cảm giác khó chịu khi vừa thức dậy và kéo dài trong cả ngày.

nhiệt miệng ở lưỡi
Bỏng rát ở lưỡi là triệu chứng thường thấy của bệnh nhiệt miệng ở lưỡi

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi 

Suy giảm chức năng gan

Các chuyên gia gan mật cho rằng suy giảm chức năng gan dẫn đến khả năng lọc và khử độc cho cơ thể bị hạn chế, từ đó các chất độc trong cơ thể bắt đầu tích tụ và phát triển, gây ra các vết loét ở lưỡi, môi hay những vị trí khác trong miệng.

Áp lực công việc

Áp lực công việc sẽ tạo ảnh hưởng không tốt đến tinh thần dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, nội tiết bên trong cơ thể dần không ổn định và tạo cơ hội cho sự phát triển của nhiệt miệng ở lưỡi.

nhiệt miệng ở lưỡi
Áp lực công việc dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm

Vệ sinh miệng kém

Do vùng miệng không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn.

Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở lưỡi.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu sắt, vitamin B12 có thể góp phần gây nhiệt miệng ở lưỡi.

nhiệt miệng ở lưỡi
Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ cũng dễ gây nhiệt miệng

Mẹo đơn giản đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi

Hạn chế một số loại thực phẩm không tốt

  • Các loại thực phẩm có tính axit 
  • Rượu và các thức uống chứa cồn
  • Thuốc lá 
  • Thức ăn cay nóng
  • Thực phẩm có chứa quế hoặc bạc hà.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Đánh răng 2 lần/ngày, không nên đánh răng quá lâu sẽ gây chảy máu chân răng hoặc làm vùng khoang miệng đau rát. 
  • Dùng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày.

nhiệt miệng ở lưỡi
Vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa và loại bỏ nhiệt miệng ở lưỡi

Dùng “thuốc” điều trị trong gian bếp

Mật ong 

Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng virus. Sử dụng mật ong nguyên chất thoa vào vết lở loét dưới lưỡi để giúp vết nhiệt miệng mau lành.

Nước cốt dừa

Nước cốt dừa có thể làm dịu các vết thương, làm giảm các triệu chứng nhiệt miệng ở lưỡi. Nghiền nát hoặc xay nhuyễn cùi dừa, lấy nước để súc miệng hoặc ngậm mỗi ngày cho đến khi vết nhiệt miệng biến mất hoàn toàn.

Giấm táo 

Axit acetic có trong giấm táo giúp diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng.

Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2

Để trị nhiệt miệng ở lưỡi người bệnh nên dùng bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng bí truyền trong dân gian. Bài thuốc này không chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng ở lưỡi gây ra mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.

Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN