Rau ngót thanh nhiệt, trừ độc, kết hợp với mật ong kháng viêm nhiễm thì đây là bài thuốc trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.
Lá rau ngót được rửa sạch, giã hoặc nghiền nát, lọc lấy nước cốt, trộn thêm chút mật ong sao cho có vị ngọt nhẹ.
Sử dụng tăm bông ẩm rồi chấm lên các vết nhiệt miệng bằng. Chấm thuốc cho bé từ 2-3 lần mỗi ngày, các nốt nhiệt từ sưng tấy, lở loét sẽ lành lại ngay.
2. Nước cam trị nhiệt miệng cho bé
Nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm.
Đồng thời, một loại vitamin B có tên là folate giúp thúc đẩy sự hình thành của các tế bào mới, khiến các vết nhiệt trở nên nhanh lành hơn.
Khi bị nhiệt, uống nước cam sẽ rất bị xót, vì vậy mẹ nên pha thêm nước lọc để bé dễ uống hơn.
Bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, là một phương thức giải nhiệt, giải độc và làm dịu mát cơ thể nhanh chóng.
Có thể pha bột sắn sống với nước hoặc quấy bột chín. Tuy nhiên với trẻ nhỏ nên sử dụng cách quấy bột sắn chín để đảm bảo tiêu hóa ở trẻ.
Mỗi ngày 2 lần, dùng khoảng 10-15g/ngày tùy thuộc vào độ tuổi, sau vài ngày thực hiện triệu chứng nhiệt miệng sẽ không còn nữa.
4. Rau má trị nhiệt miệng cho bé
Rau má rất phù hợp để trị nhiệt miệng ở trẻ vì chúng có hương vị dễ chịu và tác dụng hiệu quả nhanh chóng.
Rau má có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng.
Để làm nước rau má, mẹ giã nhuyễn lá rau, vắt lấy nước và đun sôi lên. Nước rau má có thể sử dụng hàng ngày để thanh mát cơ thể.
Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Gần đây, y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận thấy rau diếp cá còn có cả tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng vì vậy, loại rau này có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị nhiệt miệng.
Mẹ có thể giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc xay làm sinh tố, nếu ăn cả bã rau sẽ rất tốt cho việc điều trị nhiệt và giải nhiệt cơ thể.
Vị của rau diếp cá có thể hơi khó uống với trẻ nhỏ. Tuy nhiên mẹ có thể kết hợp với những loại hoa quả khác như cam, táo, dứa… khi cho con uống.
6. Củ cải trị nhiệt miệng cho bé
Củ cải có tác dụng làm thanh nhiệt cơ thể và làm dịu những vết nhiệt của bé.
Để điều trị nhiệt, củ cải được cạo bỏ lớp vỏ rồi rửa sạch, sau đó xay thật nhuyễn và vắt lấy nước. Lấy phần nước cốt củ cải hòa với nước đun sôi để súc miệng đều đặn hàng ngày.
Mỗi ngày súc miệng từ 2- 3 lần, đặc biệt sau khi ăn và trước khi đi ngủ, làm liên tục đến khi nhiệt miệng ở trẻ bị "đánh bay".