Thứ sáu, 26/04/2024 | 04:54
RSS

Hết bị nhiệt lưỡi chỉ với vài cách đơn giản, dễ áp dụng

Thứ tư, 25/05/2022, 10:21 (GMT+7)

Bị nhiệt lưỡi không chỉ gây đau đớn, mà còn ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp và ăn uống hàng ngày. Áp dụng ngay một số cách đơn giản tại nhà để xử lý tình trạng này.

bị nhiệt lưỡi

Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị nhiệt lưỡi

Nhiệt lưỡi là bệnh gì?

Nhiệt lưỡi là tình trạng tổn thương niêm mạc lưỡi, làm viêm loét và gây đau đớn. Vết nhiệt lưỡi có màu trắng sữa, xung quanh viền màu đỏ. Vết loét thường khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị nhiệt lưỡi kéo dài tới vài tuần, gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt lưỡi

Cũng giống như nhiệt miệng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt lưỡi, chủ yếu là:

Do chấn thương

Các hoạt động như ăn nhai, vận động mạnh khiến răng vô tình cắn vào lưỡi hoặc do các mắc cài chỉnh nha làm xước lưỡi, khiến lưỡi bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn, nấm có hại trong khoang miệng tấn công vết thương, gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Do vệ sinh răng miệng kém

Khoang miệng là nơi phát triển của nhiều loại vi khuẩn, nhất là trên bề mặt lưỡi. Nếu không vệ sinh răng miệng tốt, vi khuẩn có hại sẽ có cơ hội sinh sôi và gây ra nhiều bệnh răng miệng, trong đó có nhiệt lưỡi.

Do hút thuốc lá

Ở người hút thuốc lá, lượng vi khuẩn có hại thường sinh sôi nhanh hơn bình thường và tấn công niêm mạc miệng, men răng. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như lở loét lưỡi, sâu răng, hôi miệng, răng ố vàng…

bị nhiệt lưỡi

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh răng miệng

Do hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng chống chọi của cơ thể với vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu hệ miễn dịch suy yếu, bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, không chỉ riêng nhiệt lưỡi. Các yếu tố có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm là thay đổi nội tiết tố, stress kéo dài, mắc các bệnh lý mạn tính…

Do thiếu vitamin

Thiếu hụt vitamin làm hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân gây lưỡi nhiệt. Nếu không bổ sung đủ các loại vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin B9, B12, vitamin C và các loại axit amin, tình trạng nhiệt miệng sẽ tái đi tái lại nhiều lần.

Do suy giảm chức năng gan

Chức năng gan suy giảm có thể khiến chất độc trong cơ thể tích tụ nhiều hơn, gây ra những vết loét ở lưỡi, miệng và nhiều vị trí khác.

Do thói quen ăn uống

Các loại thức ăn cay nóng không chỉ hại dạ dày mà còn khiến gan và lưỡi bị tổn thương. Bên cạnh đó, thói quen ăn các đồ quá nóng cũng khiến lưỡi bị bỏng, làm tăng nguy cơ loét lưỡi, nhiệt lưỡi.

bị nhiệt lưỡi

Ăn đồ cay nóng có thể khiến lưỡi bị nhiệt

Bị nhiệt lưỡi có cách nào khắc phục hiệu quả?

Để giảm bớt tình trạng đau đớn khó chịu do nhiệt lưỡi, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

1. Súc miệng với nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn và làm lành vết thương. Vì vậy nếu không may bị nhiệt lưỡi, bạn dùng nước muối sinh lý để súc miệng, hoặc có thể tự pha dung dịch nước muối loãng bằng cách pha ¼ thìa muối với 1 cốc nước ấm.

2. Dùng dầu dừa

Bên cạnh tính kháng khuẩn, dầu dừa còn giúp giảm đau rát, sưng đỏ, giảm viêm và hỗ trợ làm lành vết thương. Bạn có thể dùng tăm bông chấm dầu dừa, rồi bôi vào vết nhiệt lưỡi khoảng 3-5 lần mỗi ngày giúp vết loét lưỡi nhanh lành.

3. Dùng nha đam

Nha đam có tính sát khuẩn, giúp thanh nhiệt và làm dịu cơn đau xót do nhiệt lưỡi gây ra. Bạn có thể bôi gel nha đam vào vết nhiệt lưỡi, sau vài phút thì súc miệng lại cho sạch.

4. Dùng cam thảo

Trong cam thảo có chứa thành phần chính là Glycyrrhizin, giúp hỗ trợ kháng viêm và giảm sưng đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng tinh dầu cam thảo để thoa vào vết nhiệt, hoặc uống trà cam thảo giúp cải thiện tình trạng nhiệt lưỡi và hạn chế tái phát.

5. Dùng gel bôi nhiệt lưỡi

Các loại gel bôi thường chứa corticoid nên có tác dụng chống viêm mạnh, giúp phục hồi vết loét nhanh và giảm bớt tình trạng đau rát lưỡi khó chịu.

Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy tuân theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ và tránh sử dụng dài ngày.

6. Dùng xịt răng miệng thảo dược

Xịt răng miệng thảo dược là một trong những giải pháp mới dành cho người bị nhiệt miệng, viêm nướu, đau nhức răng. Tiêu biểu như dung dịch Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.

Sản phẩm này được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, nên an toàn, dùng được cho người lớn và cả trẻ em trên 2 tuổi. Người bệnh có thể dùng để giúp cải thiện tình trạng nhiệt lưỡi, giúp vết nhiệt nhanh lành hơn.

bị nhiệt lưỡi

Dùng Xịt Răng Miệng Nhất Nhất để giúp vết nhiệt lưỡi nhanh lành hơn

7. Vệ sinh răng miệng sạch

Để vết nhiệt lưỡi nhanh lành, không bị nhiễm trùng nặng hơn, cần vệ sinh răng miệng thật sạch mỗi ngày.

Nên đánh răng và cạo lưỡi mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Khi cạo lưỡi, cần tránh khu vực đang bị nhiệt để vết loét không bị xước nhiều hơn.

8. Lưu ý trong ăn uống

Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, chua, nóng, các loại trái cây có tính axit cao, bỏ thuốc lá và rượu bia, để tránh gây nhiệt miệng, nhiệt lưỡi nặng hơn.

Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp phục hồi tổn thương.

Trên đây là phần giải đáp nhiệt lưỡi là gì, các nguyên nhân cũng như phương pháp giúp cải thiện nhiệt lưỡi nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo để giúp xử lý tình trạng nhiệt lưỡi và phòng tránh tái phát.

Trong trường hợp vết loét ngày càng lan rộng, diện tích vết nhiệt lớn một cách bất thường, thời gian kéo dài trên 3 tuần không thuyên giảm, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị phù hợp.

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

bị nhiệt lưỡiGiúp giảm nhanh:

  •  Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng
  •  Đau rát, viêm loét miệng

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại