Thứ sáu, 22/11/2024 | 10:30
RSS

Giá cà phê hôm nay 26/5: Chốt tuần giá cà phê đạt 31.700 đồng/kg

Chủ nhật, 26/05/2019, 09:04 (GMT+7)

Thị trường giá nông sản hôm nay 26/5, chốt tuần giá cà phê tiệm cận mức giá 32.000 đồng/kg.

Thị trường giá nông sản hôm nay 26/5 ghi nhận giá cả thị trường nông sản như cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu không nhúc nhích.

Giá cà phê nguyên liệu hôm nay 26/5 đi ngang, Giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.100 – 31.800 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 31.200 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 31.100 đồng/kg.

Tương tự giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 31.600 – 31.800 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 31.500 đồng/kg. Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 31.800 đồng/kg. Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 31.400 đồng/kg.

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng nhẹ. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang tăng, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 tăng 8 USD (mức tăng 0,59%) đứng ở mức 1.369 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 7/2019 tăng 1,75 USD (mức tăng 1,91%) đứng ở mức 93, 5 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 26/5: Chốt tuần giá cà phê đạt 31.700 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay tăng nhẹ.

Năm 2018, Việt Nam có 680.000 ha cà phê với năng suất 2,5 tấn/ha và sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD. Để hướng tới nền nông nghiệp 4.0, GCP đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. 

Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) tổ chức hội thảo Công bố kết quả thí điểm hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê.

Phần mềm này sẽ trở thành công cụ kỹ thuật số hỗ trợ các đối tác có liên quan trong quản lý vườn cà phê thông qua thông tin vườn cây, tình trạng sinh trưởng của vườn cây, sử dụng giống, hiện trạng và quản lý đất, nguồn nước, hệ thống tưới, việc trồng xen canh qua đó quản lý và truy xuất nguồn gốc của ngành cà phê sẽ được cải thiện.

Theo bà Trần Quỳnh Chi, Trưởng đại diện GCP cho biết, tỉnh Lâm Đồng sẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và GCP xây dựng lộ trình để mở rộng ra toàn tỉnh. Với các tỉnh thành khác, GCP đang liên kết với các dự án khác trong ngành cà phê để có thể hỗ trợ nông dân và từ đó các tỉnh có thể đưa ra quyết định ứng dụng hệ thống này trên cấp độ ngành.

 

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN