Tại thị trường trong nước, Giá cà phê nguyên liệu hôm nay tăng 600 đồng, giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.000 – 31.700 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) tăng 600 đồng ở mức 31.200 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 31.000 đồng/kg. Tương tự giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 31.500 – 31.700 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 31.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 31.700 đồng/kg. Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 31.500 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang tăng, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 tăng 30 USD (mức tăng 2,25%) đứng ở mức 1.364 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 7/2019 tăng 3 USD (mức tăng 3,34%) đứng ở mức 92,90 cent/lb.
Giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng mạnh.
Theo Cục Xuất nhập khẩu hầu hết người tiêu dùng Nga quan tâm nhiều tới các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao. Tăng trưởng tín dụng cao cũng thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Mặc dù có sự khác biệt lớn về thu nhập nhưng số lượng người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu tăng lên giúp tăng sự đảm bảo về tài chính và người tiêu dùng sẵn sàng tiêu dùng nhiều hơn cho các sản phẩm thực phẩm, tập trung vào các sản phẩm tiện dụng và các sản phẩm tốt cho sức khỏe
Cà phê là loại đồ uống không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân Nga. Hiện Nga vẫn chủ yếu nhập khẩu cà phê rang, dưới dạng nguyên liệu để chế biến trong nước với các thương hiệu nổi tiếng, sau đó tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Việc này giúp giảm áp lực thuế nhập khẩu áp dụng đối với các sản phẩm chế biến.
Đáng chú ý, thị phần cà phê của Brazil, Ý và Colombia trong tổng lượng nhập khẩu Nga trong 3 tháng đầu năm 2019 tăng so với 3 tháng đầu năm 2018, đạt lần lượt 22,2%, 7,8%, 4,2%. Trong khi đó, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga lại giảm, điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác triệt để thị trường này. Để xuất khẩu cà phê sang Nga tăng trưởng và gia tăng thị phần, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU).
Việt Nam là đối tác ký hiệp định thương mại tự do đầu tiên với khối liên minh Kinh tế Á - Âu, nên cơ hội đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rất lớn. Doanh nghiệp cần chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu vào các chủng loại cà phê có dòng thuế được cắt giảm về 0% theo Hiệp định thương mại tự do EAEU.