Thứ bảy, 20/04/2024 | 02:01
RSS

Giá cà phê hôm nay 20/5: Kỳ vọng giá cà phê sẽ tăng trở lại

Thứ hai, 20/05/2019, 08:54 (GMT+7)

Thị trường giá nông sản hôm nay 20/5, tuần mới dù còn nhiều lo lắng nhưng người trồng cả phê, hồ tiêu kỳ vọng giá cà phê, giá tiêu tăng.

Thị trường giá nông sản hôm nay 20/5 ghi nhận giá cả thị trường nông sản như cà phê thấp, hồ tiêu không nhúc nhích. Giá cà phê nguyên liệu hôm nay 20/5 ở mức thấp nhất 2 tháng qua, giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 29.600 – 30.300 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 29.600 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 29.700 đồng/kg. Tương tự giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 30.000 – 30.300 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 30.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 30.200 đồng/kg. Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 30.000 đồng/kg.

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London giảm. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang giảm, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 giảm 34 USD (mức giảm 2,55%) đứng ở mức 1.301 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 7/2019 giảm 2,65 USD (mức giảm 2,89%) đứng ở mức 89 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 20/5: Kỳ vọng giá cà phê sẽ tăng trở lại
Giá cà phê nguyên liệu hiện đang ở mức thấp.

Sự sụt giảm của giá cà phê - sản phẩm nông nghiệp được giao dịch nhiều thứ hai toàn cầu, với khoảng 15 tỉ USD tổng giá trị mỗi năm - đang tạo ra cuộc khủng hoảng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và sản xuất cà phê, đặc biệt là các nhà sản xuất quy mô nhỏ ở Mỹ Latinh và Caribe.

Năm 2018, giá trung bình của một pound cà phê arabica chất lượng cao nhất là 1,01 USD. Tháng 4/2018, giá đã giảm mạnh xuống dưới 0,95 USD, mức giá trung bình hàng tháng thấp nhất trong gần 13 năm.

Khủng hoảng giá cà phê toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề tới Mexico, Costa Rica, Panama, El Salvador, Guatemala, Honduras, Belize, Colombia, Peru, Ecuador, Bolivia, Cộng hòa Dominican, Jamaica và Brazil. 

Đặc biệt, tại Colombia và Honduras, cà phê chiếm gần 1/3 sản lượng xuất khẩu. Giá giảm cũng đồng nghĩa với mất việc làm, tác động mạnh đến thu nhập và dòng di cư.

Việc các nhà sản xuất cà phê không có khả năng trang trải chi phí sản xuất, khắc phục các khoản nợ, duy trì mức độ việc làm hoặc có xu hướng trồng trọt với mức đầu tư tối thiểu cần thiết cho canh tác sẽ dẫn đến số lượng sâu bệnh lớn hơn và mức năng suất thấp hơn. Nhiều nông dân rơi vào cảnh nghèo đói và bị đe dọa bởi tình trạng mất an ninh lương thực.

 

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN