Thứ bảy, 20/04/2024 | 19:48
RSS

Giá cà phê hôm nay 2/11: Cao nhất ở mức 33.000 đồng/kg

Thứ bảy, 02/11/2019, 09:55 (GMT+7)

Giá cà phê hôm nay đang ở mức cao, hiện mức giá cao nhất là 33.000 đồng/kg, thấp nhất ở mức 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước

Tại thị trường trong nước, Giá cà phê hôm nay 2/11 tại Đắk Lắk tăng lên mức 32.900 đồng/kg, cao hơn 900 đồng/kg so với hôm trước. Một số huyện như Cư M’gar của Đắk Lắk, giá cà phê cao nhất hiện đã được 33.000 đồng/kg. Những huyện khác trong tỉnh như Ea H’Leo và thị xã Buôn Hồ thấp hơn, khoảng 32.900 đồng/kg.

Các tỉnh khác trong vùng cũng đồng loạt tăng lên mức 32.600 đồng/kg. Hiện giá cà phê robusta tại thị xã Gia Nghĩa và một số huyện của tỉnh Đắk Nông ở mức mức 32.600 đồng/kg. Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum sau phiên tăng giá sáng nay cũng đã lên được mức 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 2/11: Cao nhất ở mức 33.000 đồng/kg
Nguồn: giacaphe.com

Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2019, cả nước xuất khẩu 1,27 triệu tấn cà phê, thu về gần 2,17 tỷ USD, giá trung bình 1,718 USD/tấn, giảm 12,6% về lượng, giảm 21% về kim ngạch và giảm 9,6% về giá so với cùng kỳ năm 2018.

Cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức đạt 185.262 tấn, tương đương 289,28 triệu USD, giá 1.561,5 USD/tấn, chiếm trên 14,6% trong tổng lượng và chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, giảm 3,9% về lượng, giảm 16% về kim ngạch và giảm 12,6% về giá so với 9 tháng đầu năm 2018.

Cà phê xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 149.507 tấn, tương đương 296,75 triệu USD, giá 1.984,9 USD/tấn, chiếm 11,8% trong tổng lượng và chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch, giảm 25,9% về lượng và giảm 23,1% về kim ngạch nhưng tăng nhẹ 3,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm gần 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 111.273 tấn, trị giá 185,95 triệu USD, giá 1.671,1 USD/tấn, giảm 20,7% về lượng, giảm 29,7% về kim ngạch, giảm 11,3% về giá.

Xuất khẩu sang Italia chiếm gần 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 107.140 tấn, trị giá 171,64 triệu USD, giá 1.602 USD/tấn, giảm 0,6% về lượng, giảm 12,5% về kim ngạch, giảm 12% về giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cà phê thế giới

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đứng yên.

Giá cà phê robusta sàn London đi ngang đứng ở mức 1.322 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tăng 2,1 USD/tấn đứng ở mức 107,55 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 2/11: Cao nhất ở mức 33.000 đồng/kg
Giá cà phê thế giới đang tăng nhẹ.

Giá cà phê robusta giao trong tháng 11 tăng 2,1% lên 1.290 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 12 tăng 2,8% lên 102,2 UScent/pound.

Sự thay đổi từ mức giá quá cao xuống quá thấp đã khiến nông dân sản xuất nhỏ, những người chiếm phần lớn của hàng triệu người trồng trọt trên thế giới, phải chịu cảnh khốn khổ, từ bỏ các trang trại và có khả năng dẫn đến tình trạng nhập cư bất hợp pháp.

Điều này đe dọa nhiều nguồn gốc cà phê có sẵn cho các nhà rang xay và người tiêu dùng.

Mặc dù tương đối phức tạp, việc thiết lập một cơ chế bình ổn giá quốc tế có thể khắc phục sự biến động giá một cách cực đoan và mang lại sự ổn định rất cần thiết cho thu nhập của nông dân sản xuất nhỏ.

Sự thiệt hại về giá được thúc đẩy bởi ba yếu tố.

Thứ nhất, đầu cơ ngày càng tăng trên thị trường hàng hóa, đặc biệt là bởi các quỹ định lượng có thể khuếch đại và kéo dài thời gian chi tiêu ở mức cực đoan. Trong giai đoạn giá giảm, lợi nhuận tài chính cao thu hút nhiều vốn đặc cược vào xu hướng giá xuống.

Thứ hai, thế giới đang chứng kiến một thị trường ngày càng độc quyền với Brazil và Việt Nam giành được thị phần từ các nhà sản xuất Mỹ Latinh và châu Phi; hiện tại, hai quốc gia này chiếm hơn 55% cà phê thế giới.

Cuối cùng, các vùng trồng cà phê đã được cảm nhận tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ, hơn một nửa diện tích cà phê của Trung Mỹ được dự báo sẽ không còn phù hợp để phát triển vào năm 2050.

Số lượng các sự kiện thời tiết cực đoan trên toàn cầu đang gia tăng và các sự kiện gây thiệt hại như vậy đã được ghi nhận ở Brazil và Việt Nam, với tác động theo cấp số nhân .

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN