Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:27
RSS

Đầy bụng, buồn nôn thường xuyên là dấu hiệu bệnh gì?

Thứ ba, 26/05/2020, 09:01 (GMT+7)

Đầy bụng, buồn nôn là những triệu chứng đường tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi. Những triệu chứng này có thể là những bất thường tạm thời gây ra bởi quá trình tiêu quá thức ăn của cơ thể, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng mà bạn cần điều trị sớm.

Triệu chứng đầy bụng, buồn nôn là gì?

Tình trạng xảy ra do rối loạn đường tiêu hóa khiến dạ dày không thể nhào trộn, làm nhỏ thức ăn như bình thường, khiến thức ăn ứ đọng lại, sinh hơi và tuyền cảm giác khó chịu tới thực quản gây cảm giác buồn nôn.

  • Đầy bụng: là triệu chứng bạn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu. Bạn có thể quan sát thấy bụng chướng lên nhẹ và không có cảm giác đói mặc dù bữa ăn trước đó đã cách rất lâu
  • Buồn nôn: triệu chứng này thường đi kèm cùng đầy bụng, dù nguyên nhân gây ra hai triệu chứng này là gì. Cùng với cảm giác buồn nôn. Bạn có thể có thêm biểu hiện ợ hơi nhiều lên cổ hoặc ợ lên dịch có vị chua.

Ngoài những triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, bạn có thể mắc những triệu chứng khác như giảm cảm giác thèm ăn, sôi ụng, đại tiện khó, mệt mỏi.

đầy bụng buồn nôn

Những nguyên nhân chủ yếu gây đầy bụng buồn nôn

Do thói quen hoặc chế độ ăn uống 

  • Nuốt khí: thói quen ăn kẹo cao su hoặc nuốt nhiều khí khi nhai có thể gây nên tình trạng đầy bụng do ứ hơi trong đường tiêu hóa 
  • Ăn nhiều thức ăn khó tiêu, chất béo, gia vị cay nóng, hoặc uống rượu bia, cà phê,… khiến quá trình tiêu hóa bị làm chậm lại, dẫn đến đầy bụng buồn nôn.
  • Nhai không kỹ: Ăn quá nhanh, không nhai kỹ sẽ khiến thức ăn không được làm nhỏ trước khi xuống dạ dày. Chính kích thước thức ăn lớn này khiến chúng khó tiêu quá hơn và gây nên biểu hiện đầy bụng

đầy bụng buồn nôn

Do bệnh Viêm loét dạ dày - tá tràng

Đầy bụng, buồn nôn là những triệu chứng rất thường gặp ở bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng. Thói quen ăn uống nhiều đồ chua, cay, nóng; công việc căng thẳng, chế độ ăn uống không điều độ là những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh lý này. Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn H.pylori vừa là nguyên nhân vừa có thể là yếu tố làm nặng thêm tình trạng bệnh. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm, làm thức ăn ứ đọng, gây đầy bụng, buồn nôn kèm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đây là tình trạng axit dạ dày và các dịch tiêu hóa khác kèm thức ăn trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản do cơ tâm vị không thể đóng kín. Với bệnh lý này, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như: cảm giác thức ăn bị kẹt sau xương ức, ợ nóng hoặc đau nóng vùng ngực, buồn nôn hoặc nôn sau ăn.


đầy bụng buồn nôn

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhây đầy bụng buồn nôn

Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, ngộ độc thực phẩm hoặc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng có thể khiến bạn bị đầy bụng, buồn nôn thậm chí nôn.

Nguyên nhân sinh lý

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ cũng có thể gây nên triệu chứng đầy bụng, đau bụng. Nhiều trường hợp đau bụng kinh mức độ nặng, phụ nữ còn có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn trong những ngày đầu chu kỳ.

Đầy bụng, buồn nôn có nguy hiểm không?

Nếu đầy bụng, buồn nôn là những dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa thì bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị không những làm giảm, hết triệu chứng khó chịu mà còn giúp ngăn ngừa hình thành biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị phù hợp kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Ngược lại, nếu bệnh không được kiểm soát, có thể dẫn đến biến chứng nặng như Xuất huyết tiêu hóa thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: khi axit dạ dày trào lên thực quản liên tục và kéo dài có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc thực quản, viêm loét thực quản. Tình trạng này khó điều trị và có thể để lại hậu quả nặng nề.

Điều trị triệu chứng đầy bụng, buồn nôn bằng thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2

Đầy bụng, buồn nôn hay những triệu chứng tiêu hóa khác như đau rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu, sôi bụng,… đều có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2. Với cơ chế hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, thuốc có vai trò điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời, với nguồn gốc thảo dược, thuốc an toàn khi dùng dài ngày, hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn so với phác đồ điều trị tây y tương ứng.

 

DS Phạm Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN