Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:18
RSS

Đau khớp háng khi chạy bộ: Nguyên nhân & cách khắc phục

Thứ sáu, 03/11/2023, 07:04 (GMT+7)

Đau khớp háng khi chạy bộ sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và khó có thể hoàn thành mục tiêu chạy bộ của bản thân. Không chỉ vậy khi bị đau cơ háng, các hoạt động khác như ngồi, nằm, leo trèo hay đi bộ cũng có thể bị ảnh hưởng và người bệnh sẽ khó thực hiện hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân & cách điều trị

I - Nguyên nhân gây đau khớp háng khi chạy bộ

1. Căng cơ háng quá mức

Đa phần những trường hợp đau khớp háng khi chạy bộ thường liên quan tới việc một số nhóm cơ quanh háng bị căng thẳng quá mức. Việc này có thể do bạn đã chạy quá nhanh, quá nhiều hơn so với bình thường hoặc chạy không đúng tư thế, không giãn cơ trước và sau khi chạy... Khi các nhóm cơ xung quanh háng phải liên tục vận động, co giãn quá nhiều, quá nhanh trong thời gian dài và không có thời gian nghỉ ngơi thường sẽ dẫn tới cảm giác đau nhức khó chịu.

căng cơ gây đau háng khi chạy bộ

2. Viêm bao hoạt dịch

Túi hoạt dịch là những túi nhỏ nằm quanh các khớp chứa chất nhờn để bôi trơn khớp. Nếu vì một lý do nào đó khiến túi hoạt dịch bị tổn thương hoặc nhiễm trùng như chấn thương, tập luyện quá mức, nhiễm vi khuẩn,... sẽ khiến bao hoạt dịch bị viêm và gây ra các cơn đau cơ háng khi chạy bộ.

3. Rách mô cầu tròn xương chậu (Labral Tears)

Mô cầu tròn xương chậu là lớp mô mềm nằm giữa xương đùi và xương chậu, nó có nhiệm vụ giúp xương đùi và xương chậu dễ dàng trượt qua nhau, tránh bị ma sát. Nếu bộ phận này bị tổn thương, rách hoặc bào mòn sẽ gây ra những cơn đau nhức, sưng viêm, khó cử động cho người bệnh khi hoạt động.

rách mô xương chậu gây đau háng khi chạy bộ

4. Viêm gân

Tình trạng viêm gân là một trong những nguyên nhân dẫn tới cơn đau háng khi chạy. Thông thường, viêm gân xảy ra khi bạn chạy trong một quãng đường dài hoặc bạn tập liên tục với cường độ cao khiến khớp không có thời gian để nghỉ ngơi, ảnh hưởng tới quá trình phục hồi. Khi người bệnh đối mặt với tình trạng viêm gân, có thể sẽ gây ảnh hưởng tới một số vị trí gân khác ở hông.

5. Thoái hóa khớp

Thoái hóa xương khớp xảy ra khi lớp sụn và lớp đệm dần dần bị bào mòn, lâu dần khiến khi di chuyển xương bị cọ xát vào nhau gây ra những cơn đau nhức dữ dội.

Tình trạng này sẽ tiến triển theo thời gian, ảnh hưởng nhiều nhất tới người cao tuổi. Ban đầu, bạn chỉ cảm thấy cơn đau xuất hiện khi vận động, đến khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Nhưng nếu vì vậy mà bạn chủ quan không tìm cách khắc phục, thì lâu ngày cơn đau sẽ tái phát, ngay cả khi bạn trong tư thế nghỉ ngơi.

ĐỌC THÊM: Bị đau khớp gối có nên chạy bộ không?

thoái hóa khớp háng gây đau khi chạy

6. Nứt xương khớp háng

Là tình trạng khớp háng bị tổn thương trước đó, nhưng cùng với áp lực và căng thẳng kéo dài như chạy với tần suất lớn, bê vác đồ nặng… Cơn đau khi nứt xương khớp háng sẽ bắt đầu từ phía trước hông và khớp háng. Không những vậy, cơn đau sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi đi bộ, chạy, nhảy hoặc có thể đau mọi lúc mọi nơi.

7. Rách sụn xương chậu

Lớp sụn có nhiệm vụ bao quanh các khớp xương chậu, giúp kết nối xương chậu với phần cổ xương đùi, tạo nên sự ổn định của các khớp xương để quá trình vận động được linh hoạt và dẻo dai hơn.

Trong trường hợp, bạn đang chạy mà cảm nhận thấy cơn đau đột ngột xuất hiện tại khu vực đùi trong và phần hông, đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ rách sụn xương chậu. Chính vì vậy, khi thấy đau tại vị trí này, bạn nên ngừng ngay việc chạy lại, dành thời gian nghỉ ngơi và nếu thấy nghiêm trọng thì nên tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để thăm khám, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.

II - Điều trị cơn đau khớp háng khi chạy bộ như thế nào?

1. Chườm đá và nghỉ ngơi

Thực hiện phương pháp chườm đá hay xịt lạnh là cách để bạn giảm đau nhanh nhất, cải thiện tình trạng sưng tấy. Cùng với đó, bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi, không vận động quá mạnh. Từ đó, giúp khớp háng được thư giãn và cảm thấy cơn đau được thuyên giảm đáng kể.

ĐỌC NGAY: Cách dùng cây vòi voi chữa đau xương khớp

2. Tập các động tác hỗ trợ

Để giúp cơn đau khớp háng được cải thiện tốt, thì trước tiên bạn cần nhẹ nhàng kéo căng phần hông để giảm đau và lấy lại khả năng vận động. Do đó, một vài động tác giãn cơ để giảm đau sau khi chạy bộ.

Động tác duỗi hình cánh bướm:

Để thực hiện động tác này, bạn ngồi dưới đất, đặt 2 lòng bàn chân gần nhau, sau đó đặt đầu gối chạm xuống hai bên. Tiếp đến đưa bàn chân của bạn lại gần khung xương chậu hơn, phần ngực hạ thấp xuống mặt đất và nhẹ nhàng ôm đầu gối lên như một con bướm.

duỗi cánh bướm giảm đau háng khi chạy bộ

Động tác đu chân:

Bạn đứng thẳng, dùng một hoặc cả 2 tay đặt trên một thanh vịn chắc chắn, giúp bàn chân và cơ thể được ổn định. Nhấc một chân đung đưa về phía trước, trong quá trình thực hiện không nên vặn chân. Sau khi thực hiện được một vài nhịp, bạn cần đổi sang chân còn lại.

đá chân chữa đau háng khi chạy bộ

Động tác lunge:

hực hiện ở tư thế quỳ gối, tiếp đó, đưa một chân về phía trước, để cho cơ tứ đầu (phần đùi trên) song song với mặt sàn. Sau đó, duỗi chân còn lại ra phía sau, sao cho tư thế hơi thấp xuống, để hông và vai vuông góc, ngực nâng cao. Sau đó cảm nhận sự kéo căng của các cơ và tiếp tục đổi sang chân còn lại.

động tác lunge trị đau háng khi chạy bộ

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu được là phương pháp điều trị tương đối phổ biến đối với những ai bị đau khớp háng khi chạy bộ. Việc thực hiện phương pháp này, bạn cần có một chuyên gia hướng dẫn để có thể điều trị các triệu chứng và phân tích xem khớp háng còn chỗ nào bị tổn thương góp phần dẫn tới cơn đau không.

4. Uống thuốc đông, tây y

Một số loại thuốc tây giúp cải thiện cơn đau hiệu quả như thuốc xịt ngoài da, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau. Khi mà thuốc tây y được chia theo hai hình thức kê đơn và không kê đơn, do đó, trước khi sử dụng bất kỳ thuốc không kê đơn nào bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ và tốt nhất nên tìm bác sĩ có chuyên môn tư vấn cụ thể. Vì thuốc tây có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn, gây tích nước và hại dạ dày, gan, thận.

Đối với phương pháp đông y, xương khớp là bệnh thuộc về yếu tố cơ địa, khi nó quyết định xem bạn có dễ mắc bệnh không, nhẹ hay nặng. Tuy phương pháp này tác dụng không nhanh như thuốc tây nhưng giúp người bệnh giảm đau một cách hiệu quả. Từ những biện pháp tác động từ ngoài như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt hay dùng thuốc điều trị từ sâu bên trong, giúp cân bằng âm dương đưa cơ địa về trạng thái cân bằng.

uống nymp 18 giảm đau khớp háng khi chạy bộ

Vì vậy, viên khớp Ngự y mật phương Đông y thế hệ 2 (khác với đông y thông thường khi được coi là thuốc điều trị chủ đạo) sẽ chú trọng vào việc điều trị từ bên trong, chú trọng vào việc bồi bổ can thận, tăng cường khí huyết lưu thông tốt. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm đau, giảm viêm, giúp tái tạo sụn khớp, phục hồi khả năng vận động vốn có…

Ngoài ra, sản phẩm giúp người bệnh cân bằng cơ địa, từ cơ địa dễ mắc bệnh xương khớp có thể trở về trạng thái khỏe mạnh. Tần suất phải đối mặt với bệnh lý xương khớp giảm dần, nếu có tái phát lại hầu như các triệu chứng sẽ được thuyên giảm, không còn quá nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.

5. Điều trị y tế

Điều trị y tế có thể áp dụng theo hai phương pháp đó là tiêm và phẫu thuật, cụ thể:

  • Nếu bạn uống thuốc không đem lại hiệu quả như mong muốn và thậm chí còn nhờn thuốc, thì lựa chọn phương pháp tiêm trực tiếp vào khớp háng bị tổn thương sẽ giúp bạn được giảm cơn đau nhanh chóng. Thông thường tác dụng mà phương pháp tiêm thuốc sẽ đem lại hiệu quả sau một đến hai ngày và không phải lúc nào tiêm cũng đem lại hiệu quả như mong muốn, đặc biệt, lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra thêm những tổn thương ở các mô khác.
  • Phương pháp phẫu thuật được lựa chọn khi gặp chấn thương nghiêm trọng hoặc sau khi áp dụng những phương pháp khác mà không đem lại hiệu quả. Thay toàn bộ khớp háng là phương pháp được chọn lúc này.

III - Những lưu ý để hạn chế đau khớp háng khi chạy bộ

Để có thể hạn chế cơn đau xuất hiện và những tổn thương ở khớp háng khi chạy bộ, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề như:

  • Chọn loại giày phù hợp với kích cỡ chân, đi êm không bị cứng, có độ ma sát và khả năng bám sàn tốt, để tránh té ngã.
  • Chọn tuyến đường chạy bộ bằng phẳng, không quá gồ ghề.
  • Khởi động kỹ càng trước khi chạy, đặc biệt là khớp háng.
  • Không nên chạy quá sức trong những lần đầu thực hiện, bạn nên từ từ tăng dần cường độ chạy khi đã quen.
  • Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ nước trong quá trình chạy và sau khi chạy.

Đau khớp háng khi chạy bộ xảy ra do nhiều nguyên nhân và triệu chứng xuất hiện cũng không giống nhau. Do đó, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời người bệnh cần tới cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để thăm khám chính xác và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Ds Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại