Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:05
RSS

Đau khớp háng bên trái cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thứ ba, 31/10/2023, 19:46 (GMT+7)

Đau khớp háng bên trái không chỉ tác động đến khả năng vận động của 2 chân, nó còn là báo hiệu của một số bệnh xương khớp. Việc xác định nguyên nhân cụ thể khiến khớp háng bị đau nhức sẽ giúp ích cho việc điều trị.

I - Đau khớp háng bên trái là bệnh gì?

Đau khớp háng bên trái có thể do những chấn thương bên ngoài và cơ thể sẽ phục hồi sớm nếu được chăm sóc đúng cách. Mặt khác, nguồn cơn gây nên tình trạng này còn có khả năng đến từ những bệnh lý sau:

1. Viêm khớp háng

Viêm khớp háng là lý do phổ biến gây nên triệu chứng đau khớp háng một bên. Tình trạng này có thể xuất phát từ sự tổn thương khớp hoặc do thoái hóa khớp… khiến người bệnh gặp phải những cơn đau dữ dội tại vùng hông trái.

đau khớp háng bên trái do viêm

2. Viêm màng bao hoạt dịch

Phần sụn khớp luôn được bao bọc bởi lớp màng hoạt dịch để giảm ma sát khi cơ thể vận động. Tuy nhiên, nếu như phần bao hoạt dịch bị viêm nhiễm mà không được can thiệp điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng, không chỉ gây đau khớp háng bên trái mà còn khiến người bệnh đi lại rất khó khăn.

3. Loãng xương

Tình trạng loãng xương xảy ra khi mật độ xương bên trong cơ thể suy giảm do những tế bào mới không được sản xuất. Chứng bệnh này thường gây ra những cơn đau âm ỉ, đặc biệt là tại các khu vực như khớp háng.

Nếu không được khắc phục, bệnh nhân có thể bị gãy xương hoặc nứt xương. Do đó, khi gặp các biểu hiện bất thường, hãy đi khám để các bác sĩ chẩn đoán, kết hợp với bổ sung các vi chất giúp tăng cường mật độ xương bên trong cơ thể.

4. Hoại tử chỏm xương đùi

Chỏm xương đùi bị hoại tử khi nó không được tiếp nhận máu trong thời gian dài. Tình trạng này thường xảy ra do những chấn thương bên ngoài, do trật khớp hoặc do có thói quen uống rượu bia nhiều khiến mao mạch đảm nhận nuôi dưỡng xương sẽ bị tắc.

Nếu bệnh này không được điều trị sớm sẽ khiến chỏm xương ngày càng yếu, gây hoại tử tất cả những khớp xương và để lại những biến chứng nguy hiểm tới cuối đời.

5. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là khi phần rễ của thần kinh gặp phải tình trạng bị chèn ép do sự tác động nào đó. Điều này sẽ gây nên những cơn đau tại khu vực thắt lưng, lan xuống vị trí hông và bàn chân, mang đến cơn đau khớp háng bên trái.

đau khớp háng trái do dây thần kinh tọa

6. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là bệnh thường gặp ở phái nữ, đó là khi niêm mạc tử cung hoạt động ở phía bên ngoài của tử cung. Tình trạng này hình thành chủ yếu ở những vị trí như ống dẫn trứng, buồng trứng hay ruột. Khi niêm mạc tử cung diễn ra những hoạt động bất thường sẽ gây chèn ép tới dây thần kinh tọa. Chính điều này sẽ gây hình thành những cơn đau tại khu vực khớp háng bên trái, khiến người bệnh khó chịu vô cùng.

II - Đau khớp háng bên trái điều trị như thế nào?

Đau khớp háng bên trái có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động, phù nề quanh khớp, suy nhược cơ thể… Do đó, để căn bệnh này không gây nên những biến chứng nặng nề, bạn cần phải:

1. Chườm đá, xoa bóp

Việc chườm đá kết hợp xoa bóp sẽ giúp giảm sưng khớp háng khá hiệu quả. Bạn có thể sử dụng những túi vải bọc đá để chườm tại những khu vực bị đau (hạn chế dùng đá chườm trực tiếp lên vết đau để không bị bỏng lạnh).

Song song với đó, người bệnh nên kết hợp thực hiện xoa bóp sau hoặc trước khi chườm đá để phân tán cơn đau, giảm tình trạng sưng tại vùng khớp háng bên trái.

2. Sử dụng thuốc

Những loại thuốc kháng viêm, đồng thời hỗ trợ giảm đau như naproxen, aspirin… có thể được sử dụng trong trường hợp bạn cần giảm đau khớp háng bên trái cấp tốc. Chúng sẽ đem đến hiệu quả giảm đau trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, những loại thuốc này đều có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe đồng thời việc sử dụng thường xuyên có thể gây nhờn thuốc, nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi dùng.

Để ngăn ngừa tái phát tình trạng đau khớp háng bên trái do viêm khớp thì lựa chọn tốt nhất chính là phục hồi lại chức năng của ổ khớp. Khi ổ khớp được khôi phục lại chức năng, dịch khớp tiết ra ổn định thì những cơn đau khớp háng cũng thuyên giảm theo.

uống thuốc trị đau khớp háng bên trái

Muốn vậy, hãy dùng ngay viên khớp Ngự y mật phương - bài thuốc quý được thái y viện thời Nguyên lưu trữ và chỉ dùng cho vua. Viên uống áp dụng cơ chế “bổ âm sinh tân dược” giúp tăng cường bôi trơn các ổ khớp.

Đồng thời sản phẩm còn đem đến tác động tăng khả năng phục hồi ổ khớp, làm chậm sự lão hóa khớp. Nhờ vậy mà người bệnh có thể ngăn ngừa tái phát trong thời gian nhiều năm. Đây là sản phẩm Đông y thế hệ 2 với hiệu quả vượt trội cho cả các trường hợp bị bệnh mạn tính, người bị xương khớp lâu năm và đã nhờn thuốc tân dược.

3. Phẫu thuật khớp háng

Phẫu thuật khớp háng là giải pháp cuối cùng dành cho những bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng khớp háng hoặc là chỏm xương đùi đã bị biến dạng, gồm 2 cách sau:

  • Thay khớp háng toàn phần: Những trường hợp thực hiện phẫu thuật này sẽ cần thay thế toàn bộ mặt khớp vùng xương đùi, ổ cối do khớp háng đã bị tổn hại nghiêm trọng.
  • Thay khớp háng bán phần: Trường hợp này bệnh nhân chỉ làm phẫu thuật thay chỏm xương đùi và không tác động thay thế khu vực ổ cối. Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị gãy xương đùi nhưng thể trạng yếu, tuổi cao… nên không thể tiến hành phẫu thuật toàn phần.

III - Những lưu ý để hạn chế đau khớp háng bên trái

Để hạn chế và phòng ngừa nguy cơ bị đau khớp háng bên trái, bạn cần phải quan tâm đến chế độ sinh hoạt của bản thân, cụ thể là:

  • Kiểm soát cân nặng: Đây là yếu tố những người bị khớp nên đặc biệt quan tâm, tránh để tình trạng tăng cân quá độ gây áp lực cho vùng khớp háng. Bạn có thể tập các bài tốt cho xương khớp như yoga, bơi lội…
  • Chế độ ăn: Hãy chú trọng bổ sung omega, canxi… vì chúng đều rất tốt cho việc tăng cường chức năng xương khớp. Ngoài ra, để giảm cường độ đau khớp, bạn cũng nên uống thêm vitamin và magie…

Tóm lại, nhiều trường hợp bệnh đau khớp háng bên trái rất nguy hiểm. Do đó bạn cần phải đi thăm khám để tầm soát chính xác căn nguyên gây đau xương khớp, giúp lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất.

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại