Thứ bảy, 20/04/2024 | 19:25
RSS

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn: bệnh tế nhị nhưng cần điều trị sớm

Thứ hai, 09/01/2023, 16:51 (GMT+7)

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng tế nhị nhưng khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Tìm hiểu dấu hiệu nứt kẽ hậu môn để điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn

Nhận biết dấu hiệu nứt kẽ hậu môn để điều trị

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách theo chiều dọc hoặc một loét hình ovan ở lớp biểu mô vảy của ống hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn có thể dễ dàng phát hiện thông qua một số triệu chứng sau:

  • Vùng da xung quanh hậu môn có vết rách
  • Hậu môn bị đau nhói khi đi đại tiện, cơn đau có thể kéo dài vài phút đến cả ngày
  • Hậu môn bị ngứa và nóng rát
  • Xuất hiện máu trong phân khi đi đại tiện, máu có thể dính trên giấy vệ sinh, nhỏ giọt

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn gây đau đớn, chảy máu

Nứt kẽ hậu môn triệu chứng khác gì bệnh trĩ?

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch trong hoặc ngoài ống hậu môn bị sưng lên. Giai đoạn đầu, bệnh trĩ không có triệu chứng nên khó phát hiện, cho đến khi búi trĩ sưng to hơn. Ngược lại, nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện vết rách ở vùng da hậu môn, gây đau đớn khi đi đại tiện, có thể kèm theo chảy máu.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Vết nứt thường xuất hiện do chấn thương ở ống hậu môn xảy ra do:

  • Bị táo bón mãn tính
  • Phân có kích thước lớn, cứng và khô, khiến đại tiện gặp khó khăn
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Đưa vật lạ vào hậu môn
  • Phụ nữ sau sinh thường

Ngoài chấn thương, có một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến nứt kẽ hậu môn, như:

  • Cơ thắt hậu môn bị co cứng
  • Sẹo ở vùng hậu môn trực tràng (thường gặp sau điều trị trĩ)
  • Bệnh viêm ruột mãn tính, viêm loét đại tràng, ung thư hậu môn…

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn
Táo bón mãn tính, bệnh viêm ruột làm tăng nguy cơ gây nứt kẽ hậu môn

Biến chứng nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Nứt kẽ hậu môn mãn tính: vết nứt hậu môn nếu không được chữa lành trong vòng 6-8 tuần thì có thể trở thành mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.
  • Vết nứt kéo dài đến các cơ xung quanh: nếu nứt chuyển thành rách cơ vòng hậu môn, có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc đại tiện và các bộ phận xung quanh.

Do vậy, khi thấy nứt kẽ hậu môn biểu hiện rõ ràng thì nên điều trị càng sớm càng tốt, tránh tâm lý e ngại, không điều trị dẫn đến nhiều hệ lụy sau này.

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng cách nào?

Việc điều trị nứt kẽ hậu môn cần kết hợp cả điều trị triệu chứng giảm đau, giảm ngứa và khắc phục nguyên nhân gây ra. Một số biện pháp nên áp dụng là:

1. Thuốc Tây giảm triệu chứng 

  • Kem bôi giảm khó chịu: Một số loại kem bôi có chứa Anusol-HC, oxit kẽm… giúp làm giảm khó chịu từ vết nứt.
  • Kem gây tê giảm đau: Có một số loại kem gây tê tại chỗ như Lidocaine Hydrochloride (Xylocaine) có tác dụng gây tê và giảm đau vết nứt kẽ hậu môn hiệu quả.
  • Thuốc giãn cơ hậu môn: Thuốc chẹn kênh calci như Nifedipin và Diltiazem dạng uống hoặc nghiền thành dạng gel và bôi vào vết nứt góp phần làm giãn cơ thắt hậu môn.
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Giảm tình trạng táo bón, giảm đau khi đi đại tiện. 

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Táo bón là nguyên nhân chính gây ra vết nứt hậu môn đồng thời cũng khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn thêm trầm trọng.

Để giảm táo bón, nên bổ sung thêm nhiều chất xơ như: các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám, một số loại trái cây… Đồng thời, nên uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.

Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn
Bổ sung chất xơ (fiber) giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm nứt kẽ hậu môn

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa vết nứt hậu môn mới.

Nên xây dựng thói quen đi đại tiện lành mạnh, không nên nhịn hoặc không nên ngồi trên bồn cầu quá lâu. Sau khi đi đại tiện, cần lau rửa vùng hậu môn nhẹ nhàng để giảm đau đớn và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Có thể thực hiện ngâm vùng hậu môn trong nước ấm khoảng 10-15 phút để giảm triệu chứng tức thì. Nước ấm sẽ giúp xoa dịu cơn đau, tăng cường lưu thông máu đến vùng hậu môn bị nứt để hỗ trợ chữa lành vết thương nhanh hơn. Tuy nhiên cần lưu ý lau rửa vùng hậu môn thật sạch trước khi ngâm, tránh gây viêm nhiễm nặng hơn.

4. Dùng thuốc Đông y

Đông y có bài thuốc giúp giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu và cầm máu hiệu quả. Nhờ đặc tính làm bền vững thành mạch, giảm đau rát ở vùng hậu môn nên bài thuốc thường được áp dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ, ngăn ngừa tái phát bệnh. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại Nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người có dấu hiệu nứt kẽ hậu môn với các biểu hiện như vùng hậu môn đau rát, khó chịu, có thể tham khảo sử dụng để giảm triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Dấu hiệu nứt kẽ hậu mônTác dụng

Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Chỉ định

Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại