Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:19
RSS

Đất vàng quận 7 'đắp chiếu' 10 năm: Bí ẩn ông chủ Trung Quốc

Thứ sáu, 05/10/2018, 09:32 (GMT+7)

Nhờ độ hot của bất động sản phía Nam Sài Gòn, khu đất vốn thuộc sở hữu của công ty Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC) sau 10 năm bỗng trở thành “miếng bánh ngon” của nhiều ông chủ ngoại quốc.

Đất vàng quận 7 đắp chiếu 10 năm: Bí ẩn ông chủ Trung Quốc
Dự án The Mark được UBND TP.HCM cấp phép đầu tư cho công ty TNHH Quy hoạch và Phát triển nhà Việt Nam - Hàn Quốc.

The Mark là dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại quận 7, TP.HCM với quy mô diện tích đất ở khoảng 29.310m2, tổng mức đầu tư ban đầu là 79 triệu USD. Nhờ độ hot của bất động sản Nam Sài Gòn, khu đất vốn thuộc sở hữu của công ty Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC) sau 10 năm bỗng trở thành “miếng bánh ngon” của nhiều ông chủ ngoại quốc. 

Hợp đồng chuyển nhượng chưa được công nhận

Theo tìm hiểu, cách đây hơn một thập kỷ (tháng 8/2007), dự án The Mark được UBND TP.HCM cấp phép đầu tư cho công ty TNHH Quy hoạch và Phát triển nhà Việt Nam - Hàn Quốc (VK Housing). Đây là doanh nghiệp dự án, ra đời nhờ cái bắt tay giữa bên sở hữu khu “đất vàng” là Công ty CP Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC) – nắm giữ 20% cùng hai pháp nhân Hàn Quốc là Công ty P&D Korea Co.ltđ (P&D) và Công ty Lucky Vietnam Construction (LVC) nắm 80% vốn điều lệ.

Hai năm sau khi thành lập, VK Housing đem chính dự án The Mark đi thế chấp để vay của công ty DWS Star Bridge Limited Liability 15 tỷ Won (tương đương 12,5 triệu USD), Daewoo Securities Co., Ltd là bên bảo đảm khoản vay của VK Housing.  Số tiền này không được sử dụng để đầu tư cho dự án mà bị nhóm doanh nghiệp Hàn Quốc giải ngân vào mục đích khác. 

Đến ngày 22/7/2015, Toà án Quận trung tâm Seoul ban hành Quyết định tuyên bố phá sản đối với hai thành viên trong liên doanh VK Housing là P&D và LVC, đều xuất phát từ yêu cầu của chủ nợ là công ty DWS Star Bridge Limited Liability. 

Trên cơ sở đó, tháng 3/2016, 80% vốn điều lệ của VK Housing (bao gồm 62% của P&D và 18% vủa LVC) được chuyển giao cho chủ nợ là công ty DWS Star Bridge Limited Liability. 

Một mặt, sau khi thế chân P&D và LVC tại liên doanh thực hiện dự án The Mark, khoản vay 15 tỷ Won của VK Housing được bán cho Sintek Fastners Pte. Ltd – một doanh nghiệp đến từ Trung Quốc  

Điều đáng lưu ý, sự kiện hai đối tác trong liên doanh bị tuyên bố phá sản và cả hai Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp tại VK Housing chưa được công nhận bởi tòa án Việt Nam vì công ty DWS Star Bridge Limited Liability chưa thực hiện các thủ tục cần thiết như xin công nhận Hợp đồng này từ tòa án của Việt Nam; chuyển đổi quyền sở hữu với phần vốn góp; thay đổi thành viên vốn góp của VK Housing tại Việt Nam…

Để hợp thức hóa vai trò của mình tại liên doanh VK Housing, ngày 20/4/2016, DWS Star Bridge Limited Liability đã làm 2 giấy xác nhận nhận chuyển nhượng 62% vốn của công ty P&D (giấy xác nhận số 01/2016/GXN) và 18% của công ty LCV (giấy xác nhận số 02/2016/GXN). Thời điểm này, cả P&D và LCV đã bị tuyên bố phá sản, không còn tư cách pháp nhân để xác nhận chuyển nhượng với DWS.

Trên thực tế, DWS không hề đầu tư bất cứ khoản tiền vào doanh nghiệp tại Việt Nam mà chỉ ký hợp đồng chuyển nhượng với Quản tài viên tại Hàn Quốc (được chỉ định là ông Kwon Soon Chul) để phát mại tài sản của P&D và LCV sau khi phá sản, giá trị chuyển nhượng tương đương 80% vốn góp tại VK Housing.

Bất ngờ hơn, chỉ dựa vào căn cứ hai 2 giấy xác nhận nhận chuyển nhượng do DWS cung cấp, sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM đã “ghi nhận” thông qua giấy phép đăng ký doanh nghiệp thay đổi là DWS đã đầu tư 19.094.751,2 USD vào Việt Nam!?. Điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài.

Đất vàng quận 7 đắp chiếu 10 năm: Bí ẩn ông chủ Trung Quốc

Đất vàng quận 7 đắp chiếu 10 năm: Bí ẩn ông chủ Trung Quốc

Quyết định tuyên bố phá sản số 2014Hahap100130 (phá sản đối với P&D) và số 2014HaHap10029 (phá sản đối với Công ty LCV) của Toà án Quận trung tâm Seoul thể hiện Công ty Sintek Fastners Pte là công ty Trung Quốc, chỉ đóng vai trò là đơn vị được chuyển giao khoản nợ.

Bí ẩn ông chủ Trung Quốc

Khác với những diễn biến bất ngờ về cơ cấu chủ sở hữu tại VK Housing, tình hình thực tế dự án The Mark vẫn im lìm cả thập kỷ qua. Cho đến nay, ngoài những bờ tường được dựng lên báo kín khu đất và tấm biển hiệu dự án The Mark, khu đất của công ty Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC) vẫn phải chấp nhận để cỏ mọc um tùm vì những tranh chấp liên quan đến những ông chủ của dự án.

Một nguyên nhân khách quan khiến dự án The Mark bỗng dung được chú ý là độ “hot” của bất động sản phía Nam Sài Gòn vài năm trở lại đây. Khoản vay 15 tỷ Won của VK Housing, hai doanh nghiệp Hàn Quốc trong liên doanh cùng phá sản, diễn biến chuyển nhượng cổ phần nhanh chóng dần hé lộ ông chủ thực sự đứng sau kịch bản thâu tóm khu đất vàng quận 7.

Theo tìm hiểu, sau những diễn biến trên, người đại diện theo pháp luật mới của chủ đầu tư dự án là bà Yeh Kuo, Shun – Kuai và Chủ tịch HĐTV mới là Ông Yeh Ming Yen. Cả hai đều có hộ chiếu do Bộ Ngoại giao Trung Quốc cấp. Như đã đề cập ở trên, pháp nhân được DWS bán khoản nợ 15 tỷ won của VK Housing cũng đã được bán cho Sintek Fastners Pte. Ltd – một doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.

Cho đến nay, mặc dù HDTC cũng chưa hề ký Biên bản bàn giao khu đất thực hiện dự án The Mark cho VK Housing (pháp nhân thực hiện dự án, không phải chủ khu đất). Tuy vậy, VK Housing lại đang chiếm đóng bất hợp pháp khu đất thuộc sở hữu của HDTC và tổ chức các hoạt động trái phép như dựng rào, dựng láng, dựng chốt bảo vệ; đồng thời ký các hợp đồng thi công với công ty xây dựng, lập các trang web để quảng cáo, rao bán dự án nhằm huy động vốn bất hợp pháp...

Xem thêm: HAGL chọn ngoại binh từng “bắt chết“ Didier Drogba

 

 

PV
Theo Đời sống Plus/GĐVN