Hình ảnh sau khi đặt túi ngực cho bệnh nhân. Ảnh: Vietnamnet.
Theo thông tin trên báo Người Lao Động, đại diện Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho biết đã cứu chữa cho chị T.T.T.N. (28 tuổi, ngụ quận 9, TP HCM) bị vỡ túi độn ngực mà không biết.
Chị N. có tiền sử ung thư vú trái, đã được đoạn nhũ vào và tái tạo vú trái bằng túi độn silicon các đây 3 năm. Sau điều trị, bệnh nhân được xuất viện và được chỉ định tái khám mỗi 3 tháng.
Trong lần tái khám định kỳ gần đây, các bác sĩ bất ngờ phát hiện chị bị vỡ túi độn nên cho nhập viện trở lại.
Lúc phát hiện vỡ túi độn, tuyến vú 2 bên của bệnh nhân cân đối, sờ không thấy khối hay tổn thương trên vú trái. Hạch nách 2 bên sờ không thấy và các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường.
Siêu âm ghi nhận có hình ảnh túi độn ở phía sau cơ ngực lớn, vỏ bao xơ mỏng liên tục, bờ gợn sóng, giữa các nếp có dịch dày di chuyển khi đè. MRI ghi nhận có vỡ trong bao, silicone có chảy ra ngoài bao implant nhưng còn nằm trong bao xơ. Chị N. sau đó đã được phẫu thuật lấy túi độn vỡ, bơm rửa và thay túi mới.
Túi độn ngực bị vỡ. ảnh: Người lao động.
Theo Vietnamnet, các chuyên gia cho biết túi độn silicone đạt tỉ lệ bảo tồn không vỡ lên đến 98% sau 5 năm và 83-85% tồn tại đến 10 năm, trung bình 1 túi silicone độ bền ít nhất từ 6-8 năm.
Các bác sĩ BV Ung Bướu TP.HCM nhận định đa số các ca vỡ túi silicone khó phát hiện và cũng không ảnh hướng đến sức khỏe bệnh nhân. Nguyên nhân chủ yếu làm vỡ túi độn silicone do tác động bởi các dụng cụ phẫu thuật.
Để phát hiện tình trạng vỡ túi ngực thường sẽ có nhiều thay đổi hình dạng vú, kích thước hoặc độ săn chắc; co thắt vỏ bao túi độn; sờ thấy khối u hoặc đau vú bệnh nhân nên đi khám bác sĩ. Đến bệnh viện làm kiểm tra như chụp MRI, siêu âm, nhũ ảnh, CT có thể đánh giá được 90% tình trạng túi ngực độn.