Theo người đăng tải clip sự việc xảy ra vào khoảng 6h14 ngày 7/6 tại Hà Nội được camera an ninh ghi lại. Theo như clip ghi lại, bé gái khi đang chơi ngoài sân thì túm phải chùm dây điện chằng chịt ở trước cửa nhà nên bị điện giật bất tỉnh, toàn thân ngửa ra phía sau, tay trái vẫn dính chặt vào chùm dây điện, còn tay phải nắm chặt cây cột.
Phải một lúc sau khi bé gái bị điện giật bất tỉnh thì người phụ nữ có bầu đang quét sân gần đó mới phát hiện ra. Người phụ nữ này xử lý khá chính xác khi dùng tay kéo giày ra sau và lấy chổi gạt tay bé khỏi dây điện.
Đồng thời, chị thông báo cho những ngươi xung quanh chạy tới đưa bé gái đi bệnh viện cấp cứu. Rất may người đăng tải clip đã thông báo bé gái đã được cứu sống và chỉ bị bỏng ở bàn tay trái.
Những lưu ý cần nhớ khi sơ cứu nạn nhân điện giật - Người ứng cứu phải thật bình tĩnh, không hoảng loạn và nhanh nhẹn bởi thời cơ cứu sống nạn nhân chỉ trong khoảng ba phút. - Tuyệt đối không chạm vào nạn nhân hay vùng truyền điện khi chưa ngắt điện. - Người sơ cứu nên mang găng tay cao su, quấn bằng nylon, vải khô, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo khi ngắt nguồn điện. - Đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng trang phục của nạn nhân, kê cao đầu nạn nhân sao cho cổ hơi ngửa ra sau. - Đối với nạn nhân bị bỏng không nên tạt nước, chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng mà phải đưa đến bệnh viện ngay để nhân viên y tế xử lý. - Chú ý giữ thân nhiệt cho nạn nhân, nhất là trong thời tiết lạnh hoặc khi nạn nhân bị ướt. Ủ ấm bằng chăn màn, quần áo. - Nếu nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim phải tích cực hô hấp nhân tạo, nhấn tim, điều này cực kỳ quan trọng đối với tính mạng nạn nhân. - Nếu nạn nhân bị thương ở miệng có thể thổi ngạt qua đường mũi. - Phương pháp nhấn tim đúng như sau: Để tay giữa ngực bệnh nhân, giữ bằng ức bàn tay, nhấn tim liên tục khoảng 100 lần/phút, liên tục không được dừng lại. Song song đó kết hợp hà hơi thổi ngạt khoảng 7-8 lần/phút. Kiên trì cho đến khi bệnh nhân thở lại. - Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu hồi sức. |