Mới đây, rất nhiều phụ huynh bức xúc chia sẻ vụ việc trên mạng có nhiều clip phản cảm, hở hang và có phần đồi trụy, bạo lực... Điều đáng nói, các clip này lại được gắn mác dành cho trẻ em đã khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng.
Chị Nguyễn Thu Hà (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Con gái tôi năm nay mới được 4 tuổi. Bình thường mỗi khi đi học về cháu đều dùng điện thoại của bố mẹ để xem phim hoạt hình. Do cả 2 vợ chồng đều bận nên cũng không quan tâm đến việc cháu xem gì.
Nhiều bậc phụ huynh ngỡ ngàng khi biết con cái mình thường xem những đoạn video có nội dung phản cảm trên mạng.
Tình cờ tôi phát hiện bộ phim "Elsa và người nhện" mà cháu xem trên youtube có nội dung rất phản cảm tôi rất bức xúc".
Cùng chung suy nghĩ, chị Hà Thu Giang (35 tuổi, ở Nam Từ Liêm) có một con trai 9 tuổi cho biết, con trai chị rất thích xem phim hoạt hình như người nhện, siêu nhân… Tuy nhiên, một lần tình cờ chị bắt gặp con đang chăm chú xem một cảnh quá “nóng bỏng” trong phim hoạt hình "Elsa Spideman". Đó là cảnh tượng Elsa mặc bikini với phần ngực hở hang đến ngốt mắt.
Nội dung dung tục, ngập tràn cảnh bạo lực xuất hiện trong nhiều video dành cho trẻ em.
“Thấy con trai xem cảnh đó tôi rất lo lắng. Không hiểu tại sao người ta có thể để những cảnh phim như vậy chiếu lên mạng xã hội cho trẻ em xem. Sao họ không biết, trẻ con mới lớn rất dễ bắt chước và tò mò với những hình ảnh như vậy”, chị Giang cho biết.
Theo phụ huynh này, ngoài những cảnh nhạy cảm, một số clip trong đó nhiều cảnh bạo lực như Elsa bị cắt lưỡi cũng rất man rợ và nội dung không phản ánh những điều các cháu đã được bố mẹ dạy bảo.
Trao đổi với PV Đời sống Plus xung quanh vụ việc này, TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa giáo dục Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay, những thước phim gây xôn xao sư luận thời gian gần đây có ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý cũng như nhận thức của trẻ, nhất là đối với những trẻ đang trong giai đoạn phát triển.
Những clip có nội dung phản cảm sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.
“Thường thì chúng ta sẽ thấy các nhân vật được cosplay trên mạng như Elsa, Spiderman (người nhện), ông già Noel đều là những người tốt, đấu tranh để bảo vệ lẽ phải và rất được trẻ con hâm mộ. Tôi biết có nhiều cháu còn xem những nhân vật này là hình tượng để theo đuổi.
Tuy nhiên việc phát tán các clip có nội dung không phản ánh đúng bản chất vấn đề nhằm bất cứ mục đích gì cũng đều phải được nghiêm trị nhất là những hành đồng này tác động không tốt đến trẻ em, những người luôn phải được nâng niu, che chở”, bà Hương phân tích.
Cũng theo bà Hương, những hành vi bạo lực, dung tục xuất hiện trong những clip dành cho trẻ em thời gian gần đây được xem như một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng bạo lực học đường.
“Trong tưởng tượng của trẻ thơ, ông già Noel thường là những người rất yêu mến trẻ em và được bọn trẻ yêu quý. Tuy nhiên trong nhiều video xuất hiện trên mạng mới đây, ông già Noel được xuyên tạc với những hành động phản cảm, bạo lực khiến trẻ nhận thức sai lệch về những điều đã biết trước đó do bố mẹ hay nhà trường dạy bảo dẫn đến tâm lý nghi ngờ xuất hiện trong đầu trẻ”, bà Hương cho biết.
Bố mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ thay vì để mặc trẻ với điện thoại, máy tính bảng.
Khi được hỏi về việc giáo dục cho trẻ ngày xưa và bây giờ có những thay đổi gì? Bà Hương chia sẻ: “2 thời điểm cách nhau không xa mấy nhưng cách nuôi dạy trẻ lại khác nhau quá xa. Nếu như thời trước, tâm hồn của trẻ được thanh lọc trong những câu chuyện có tính giáo dục, những dạy bảo của bố mẹ thì bây giờ, ngoài việc ở trường, trẻ thường phải tự khám phá mọi thứ qua điện thoại, qua máy tính.
Việc để trẻ tự lập khám phá thế giới cũng là 1 cái tốt nhưng đi kèm theo đó là rất nhiều vấn đề kèo theo. Nếu trẻ tiếp thu được những điều tốt thì không nói nhưng trẻ tiếp thu được những cái xấu rồi nhận thức sai lệch về cuộc sống sẽ rất nguy hại”.
Bà Hương cũng chia sẻ, các bậc làm cha, làm mẹ cần bố trí được thời gian quan tâm đến các cháu. Tâm sự với các cháu để xem các cháu có suy nghĩ như nào về một vấn đề.
Nếu suy nghĩ đó sai lệch, cần thức tỉnh và uốn nắn các cháu tránh để rơi vào tình trạng “bé không vin, lớn cả gãy cành”.