Thứ sáu, 22/11/2024 | 02:12
RSS

Chủ quan với táo bón lâu ngày, coi chừng rước nhiều hệ lụy!

Thứ ba, 29/03/2022, 08:45 (GMT+7)

Nếu rất khó đi vệ sinh, hoặc cả tuần không thể đi, thì đừng làm lơ! Bởi táo bón lâu ngày có thể gây ra vô số vấn đề với sức khỏe thể chất và tinh thần.

táo bón lâu ngày

Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa táo bón lâu ngày

Táo bón kéo dài có nguy hiểm không?

Táo bón kéo dài là tình trạng phân rắn, vón cục, gây đau đớn khi đi ngoài, có thể khiến chảy máu hậu môn hoặc thậm chí không thể đi vệ sinh được trong một thời gian dài. Không chỉ đau đớn, người bị táo bón có thể bị đau quặn bụng, mệt mỏi, khó chịu.

Do lượng thức ăn nạp vào hàng ngày, nên cơ thể cần đi đại tiện thường xuyên mới có thể giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu thêm được các loại thức ăn, chất dinh dưỡng mới. Nhưng ở người bị táo bón lâu ngày, có thể một tuần chỉ đi đại tiện 1-2 lần, khiến phân tích tụ lâu trong đại tràng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng mà người bị táo bón lâu ngày có thể đối mặt là:

Bệnh trĩ

Do phải thường xuyên rặn khi đi ngoài nên các tĩnh mạch hậu môn và quanh trực tràng bị giãn ra, thường xuyên bị chảy máu và lâu ngày khiến tĩnh mạch sưng lên hình thành các búi trĩ. Búi trĩ xuất hiện sẽ khiến người bệnh càng cảm thấy đau rát mỗi khi đi vệ sinh và càng khiến người bệnh lười đi vệ sinh hơn. Tình trạng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra ở nhóm đối tượng này nếu vệ sinh không tốt.

Nứt hậu môn

Tổn thương hậu môn, rách hậu môn cũng dễ xảy ra ở người bị táo bón lâu ngày. Điều này khiến người bệnh càng thêm đau đớn, chảy máu và vệ sinh khó khăn.

Ứ phân

Khi phân không thể đào thải ra ngoài sẽ tích tụ lại, dính chắc vào nhau và tạo thành một khối tắc nghẽn lớn, làm ruột không thể co bóp đẩy phân ra ngoài được.

Khi bị ứ phân, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau bụng, đau cứng bụng sau khi ăn, bụng chướng, cảm giác vô cùng khó chịu, ăn không ngon, buồn nôn, đau đầu… Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ, ứ phân có thể khiến 2 nhóm đối tượng này đau đớn nhiều và cần phải cấp cứu gấp.

Sa trực tràng

Do thường xuyên phải rặn để đẩy phân ra ngoài, nên trực tràng của người bị táo bón lâu ngày cũng không còn ở vị trí bình thường mà bị sa xuống, thậm chí có thể lòi ra ngoài. Sa trực tràng mặc dù có triệu chứng giống với bệnh trĩ nhưng thường gây nguy hiểm và đau đớn hơn.

Để nhận biết có bị sa trực tràng hay không người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng sau: hậu môn thường xuyên ngứa, kích ứng và đau đớn, phân có lẫn máu tươi, phân rò rỉ…

Điều nguy hiểm là khi bụng dạ ậm ạch, khó chịu, kèm theo các biến chứng trên sẽ khiến người bệnh càng thêm mệt mỏi, tâm trạng xuống dốc, cáu gắt, thậm chí trầm cảm.

táo bón lâu ngày

Táo bón kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường

Nguyên nhân nào gây táo bón kéo dài?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, tuy nhiên chỉ có khoảng 7 nguyên nhân chính khiến tình trạng này kéo dài mãi không khỏi, đó là:

Do chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với hoạt động của hệ tiêu hóa. Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, nhưng nếu chế độ ăn uống chưa đúng cách có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và gây ra táo bón kéo dài.

Tình trạng này thường gặp ở những người có chế độ ăn thiếu chất xơ, thức ăn nhanh, ăn đồ cay nóng, chiên rán, bia, rượu và các đồ uống chứa caffeine…

Để cải thiện táo bón kéo dài và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Nên thêm nhiều loại thực phẩm có chứa chất xơ như các loại rau xanh, chuối, khoai lang luộc và uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Do thói quen sinh hoạt xấu

Lười vận động hoặc nhịn đi vệ sinh cũng có thể gây ra tình trạng táo bón, bởi phân có thể ứ đọng lâu hơn trong trực tràng, khiến phân trở nên cứng và khó đào thải ra ngoài.

táo bón lâu ngày

Lười vận động có thể gây táo bón kéo dài

Do vấn đề bệnh lý

Một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng táo bón như rối loạn tiêu hóa, nứt hậu môn, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, sa trực tràng, hẹp đại tràng, ung thư đại tràng, tắc nghẽn ruột…

Do yếu tố tâm lý

Tinh thần lo lắng, căng thẳng cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa và gây ra tình trạng táo bón kéo dài, đặc biệt là ở những người thường xuyên bị stress, hoặc người mắc bệnh trầm cảm.

Do mang thai

Táo bón là tình trạng thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai, với tỉ lệ trung bình cao, chiếm khoảng 40%. Nguyên nhân chính là do mang thai khiến nội tiết trong cơ thể bà bầu thay đổi, làm tăng lượng hormone progesterone, khiến cho cơ ruột khó vận động hơn và gây ra tình trạng táo bón lâu ngày.

Do bổ sung dư thừa canxi hoặc sắt

Bổ sung dư thừa canxi hoặc sắt cũng có thể gây ra tình trạng táo bón lâu ngày. Do dùng thừa canxi hoặc sắt có thể khiến nhu động ruột giảm hoạt động, phân bị tích tụ trong ruột lâu, nước bị tái hấp thu nhiều, khiến phân trở nên khô cứng và khó đi vệ sinh hơn.

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây táo bón lâu ngày nếu sử dụng lâu dài như: các loại thuốc giảm đau codeine, morphine, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng acid dạ dày, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị bệnh động kinh, thuốc kháng cholinergic trong điều trị co thắt cơ và thuốc chống tiêu chảy...

Trong trường hợp sử dụng thuốc mà thấy xuất hiện tình trạng táo bón, bạn nên thông báo lại với bác sĩ, để điều chỉnh lại thuốc cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

táo bón lâu ngày

Một số loại thuốc cũng có thể gây táo bón kéo dài

Chữa táo bón kéo dài bằng cách nào?

Để chữa táo bón lâu ngày, người bệnh nên áp dụng các phương pháp dưới đây:

Thay đổi thói quen ăn uống

Cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, ăn sữa chua để bổ sung thêm lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, tránh ăn những loại thức ăn khó tiêu, uống đủ nước để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Thay đổi nếp sinh hoạt hàng ngày

Hàng ngày nên chăm chỉ vận động, đi bộ hoặc tập bộ môn thể thao nào đó giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Vận động cũng giúp tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, không bị áp lực, phòng tránh táo bón do ức chế thần kinh.

Rèn thói quen đi đại tiện

Rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn, tránh ngồi rặn lâu. Nếu khó đi vệ sinh cũng không nên cố sức rặn vì có thể làm rách hậu môn và dẫn đến nhiều nguy cơ khác.

Chỉnh lại tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh, để đường ống hậu môn ở tư thế thẳng, giúp phân đẩy ra dễ dàng hơn. Nếu ngồi vệ sinh bệt, nên dùng 1 chiếc ghế cao tầm 20cm để kê chân, giúp đùi gập vào bụng và đi vệ sinh không tốn nhiều sức.

Dùng thuốc nhuận tràng

Dùng thuốc nhuận tràng để làm tăng hấp thu nước vào phân, giúp làm mềm phân hoặc giúp làm tăng kích thích nhu động ruột, co thắt cơ để đào thải phân ra ngoài dễ dàng.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc nhuận tràng gồm 4 loại chính: Thuốc nhuận tràng cơ học, thuốc nhuận tràng kích thích, thuốc nhuận tràng thẩm thấu và thuốc nhuận tràng làm trơn. Tùy theo tình trạng táo bón kéo dài và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc phù hợp.

Lưu ý, người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Dùng thuốc Đại tràng Đông y

Trong trường hợp người bệnh bị táo bón kéo dài do mắc viêm đại tràng, có thể tham khảo bài thuốc đại tràng bí truyền để điều trị.

Bài thuốc đại tràng có công dụng hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống không chỉ giúp loại bỏ cảm giác khó chịu do viêm đại tràng gây ra, mà còn tác động vào cơ địa, dần dần tăng cường sức khỏe cho niêm mạc đại tràng. Nhờ đó, bài thuốc sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống, táo bón và rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Kiên trì dùng bài thuốc đại tràng này một thời gian, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bệnh sẽ thuyên giảm hẳn hoặc không còn.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.

Người bị táo bón lâu ngày do bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại