Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:45
RSS

Giải quyết nỗi lo táo bón ở trẻ chỉ với 6 mẹo nhỏ

Thứ sáu, 07/08/2020, 20:16 (GMT+7)

Táo bón ở trẻ em là vấn đề thường gặp và khá phổ biến, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Xử lý táo bón ở trẻ thật ra không hề khó, chỉ cần áp dụng một vài cách.

Sự kiện:
Táo bón

Táo bón là gì? 

Trước tiên chúng ta phải hiểu, táo bón không phải là một bệnh mà là một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới Vấn đề điều trị không phức tạp, nhưng mẹ cần phải biết được dấu hiệu, nguyên nhân gây táo bón cho trẻ để có hướng điều trị hiệu quả nhất. 

Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Đối với trẻ số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi.

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Thường đi đại tiện 2-3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần 1 ngày nhưng phân mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón.
  • Ngược lại, đối với ở trẻ lớn đi đại tiện 1lần/ngày, nhưng có khi đi 2-3 lần/ngày nhưng phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.

 Nguyên nhân gây nên táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường có mấy nguyên nhân chính sau đây: 

  • Không đủ lượng nước và chất xơ: Do bé uống quá nhiều nước ngọt, ít uống nước lọc và ăn hoa quả tươi. 
  • Lười vận động: Thói quen ít vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà xem tivi, chơi điện tử, internet… khiến nhu động ruột bị “ì” lâu ngày dẫn đến táo bón.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc giảm ho, điều trị tiêu chảy… có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón.
  • Rối loạn cảm xúc: Bé nhịn đại tiện vì sợ bẩn, sợ thối, hoặc ngại đi đại tiện vì phải xin phép cô giáo… lâu dài dẫn đến táo bón hoặc có thể bé bị rối loạn cảm xúc do bầu không khí gia đình căng thẳng, cha mẹ ly hôn, có em bé mới,… cũng là nguyên nhân gây nên táo bón.

 Dấu hiệu sớm nhận biết táo bón ở trẻ

  • Đi tiêu ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần)
  • Đau và căng thẳng khi đi tiêu.
  • Chán ăn, đau bụng, chướng bụng.
  • Phân khô, cứng, tạo thành các cục nhỏ.
  • Sợ đi tiêu và thậm chí sợ ngồi vào bồn cầu.
  • Không có cảm giác mót tiêu.

Táo bón kéo dài sẽ khiến trẻ chậm lớn, kém phát triển. Vì vậy các bậc phụ huynh cần nhận biết sớm tình trạng táo bón ở trẻ thông qua những dấu hiệu dễ nhận biết trên đây để xử lý kịp thời xử lý. Mẹ có thể áp dụng ngay 6 mẹo nhỏ dưới đây để đẩy lùi táo bón ở trẻ nhỏ nhanh và hiệu quả nhất.

6 mẹo giúp điều trị táo bón ở trẻ nhanh chóng 

1. Cho con uống nhiều nước

Mất nước thường xuyên có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em. Để ngăn chặn điều này, bạn phải cho bé uống nhiều nước cũng như giữ nước cho cơ thể. Khi con yêu bị táo bón, bạn có thể thử cải thiện tình hình bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.

Tuy nhiên, đừng sử dụng những loại nước ngọt có gas vì đây là lựa chọn không tốt cho sức khỏe và có thể làm chứng táo bón ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn..

2. Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan

Trẻ nhỏ bị táo bón thường được khuyên nên nạp vào chất xơ nhiều hơn. Điều này là do việc tăng cường chất xơ cho cơ thể sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ đi qua hơn. Trên thực tế, một đánh giá gần đây cho thấy 77% trường hợp bị táo bón mạn tính có thể cải thiện khá nhiều chỉ nhờ vào việc dung nạp thêm chất xơ.
táo bón ở trẻ
Những thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm táo bón ở trẻ

3. Ăn mận và uống nước ép mận

Mận và nước ép mận thường được biết đến như là phương thuốc tự nhiên để trị táo bón. Ngoài chất xơ, mận còn chứa sorbitol nhuận tràng tự nhiên. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng mận mang lại tác dụng hiệu quả hơn chất xơ.

Nếu bé yêu bị táo bón, mận khô có thể là giải pháp tự nhiên dễ dàng nhất, bạn chỉ cần cho con dùng khoảng 50g (tương đương gần 7 trái mận) hai lần một ngày.

4. Dùng mật ong

Mật ong là cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và được nhắc đến nhiều.

Sử dụng mật ong để bôi hậu môn cho trẻ sẽ giúp kích thích các cơ vòng hậu môn. Giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn nhờ tính nóng của mật ong.Với cách làm này mẹ có thể áp dụng cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên.

5. Mát xa bụng cho bé

Bạn có thể mát xa bụng cho bé để trị táo bón cho trẻ em theo những bước sau:

• Bước 1: Làm ấm bàn tay của bạn bằng cách chà xát vào nhau, sau đó dùng dầu mát xa an toàn cho trẻ em và nhỏ vài giọt vào lòng bàn tay

• Bước 2: Đặt bé nằm ngửa, sử dụng đầu ngón tay, từ từ ấn nhẹ lên bụng bé tạo thành hình chữ U ngược, bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên, kéo ngang qua trên rốn, sau đó di chuyển xuống dưới.

• Bước 3: Lặp lại thao tác này từ 10 – 15 lần, 2 – 3 lần/ngày.

Bạn luôn duy trì áp dụng các cách trị táo bón ở trên dù bé đã hết táo bón để tình trạng này không tái phát nữa. Hy vọng bé yêu của bạn sẽ không còn kêu khóc mỗi lần đi tiêu nữa và có thể vui chơi cùng gia đình.

6. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bị táo bón

Lợi khuẩn có thể giúp hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả. Nếu bé gặp vấn đề về đi tiêu, đôi lúc nguyên do đến từ sự mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Do vậy, mẹ có thể cho bé bổ sung lợi khuẩn từ những thực phẩm hay thuốc, chẳng hạn như sữa chua, men vi sinh. Mẹ nên chọn các loại men vi sinh  không yêu cầu việc bảo quản lạnh, có chứa chủng lợi khuẩn có khả năng sống sót trong môi trường nhiều độ cao như men vi sinh Bio Vigor…
 

Men vi sinh BIO VIGOR®

táo bón ở trẻ

- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột

- Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,...
 Thông tin chi tiết xem tại đây hoặc gọi điện tư vấn 1800.6689 (giờ hành chính).
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 2126/2020/XNQC-ATTP

Thu Hà
Theo Đời sống Plus/GĐVN