Thứ sáu, 26/04/2024 | 09:40
RSS

Chớ coi thường cơn đau dạ dày kèm đầy hơi đau bụng!

Thứ tư, 25/05/2022, 16:44 (GMT+7)

Đau dạ dày kèm đầy hơi đau bụng khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, không muốn ăn uống gì, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều trị đau dạ dày bằng cách nào hiệu quả cao?

 đau dạ dày kèm đầy hơi đau bụng

Đau dạ dày kèm đầy hơi đau bụng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Để không mệt mỏi cả thể chất và tinh thần vì cơn đau dạ dày kèm đầy hơi đau bụng hành hạ, trước hết cần hiểu rõ đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Xác định được nguyên nhân sẽ tìm ra phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp nhất.

Nguyên nhân gây đau dạ dày kèm đầy hơi trướng bụng

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày, trong đó chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống sinh hoạt và nguyên nhân bệnh lý, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cụ thể:

Do vi khuẩn HP

Đây là loại vi khuẩn thường sinh sống và phát triển mạnh trong dạ dày, có khả năng làm trung hòa các axit dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, và gây ra các cơn đau dạ dày.

Do uống nhiều rượu bia

Rượu bia không chỉ gây hại cho gan mà còn khiến dạ dày bị tổn thương vì chúng có khả năng phá hủy lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nếu uống rượu bia lâu ngày, với số lượng lớn, sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, và gây ra tình trạng viêm loét, xuất huyết dạ dày.

đau dạ dày kèm đầy hơi

Uống rượu bia lâu ngày có thể gây đau dạ dày

Do hút thuốc lá

Nicotin có trong khói thuốc khi đi vào cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết chất gây bào mòn niêm mạc và ức chế quá trình tổng hợp các chất trung hòa, từ đó gây ra những vết loét dạ dày.

Do căng thẳng kéo dài

Ở người thường xuyên bị căng thẳng, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit dịch vị hơn, trong khi đó lượng chất trung hòa dịch vị lại không được tiết ra đủ, dẫn đến môi trường axit trong dạ dày tăng cao, tấn công niêm mạc dạ dày và dẫn tới tình trạng đau dạ dày, đầy hơi đau bụng.

Do lạm dụng thuốc Tây

Lạm dụng thuốc Tây, dùng thuốc không đúng chỉ định có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết chất bảo vệ niêm mạc dạ dày là prostaglandin, từ đó làm axit dạ dày tăng cao, tăng nguy cơ hình thành vết loét dạ dày.

đau dạ dày kèm đầy hơi

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh đầy hơi trướng bụng

Cách cải thiện đau dạ dày kèm đầy hơi đau bụng

Nguyên tắc điều trị bệnh đau dạ dày là cần kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện ngay một số biện pháp sau:

1. Massage bụng

Đây là phương pháp giúp giảm đau cơ bụng, loại bỏ khí, kích thích nhu động ruột co bóp và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên chỉ nên massage nhẹ nhàng, sau ăn khoảng 1-2 tiếng, tránh massage mạnh vì có thể khiến vết loét dạ dày bị tổn thương nhiều hơn.

đau dạ dày kèm đầy hơi

Massage bụng giúp giảm bớt cơn đầy hơi đau bụng khó chịu

2. Chườm ấm

Chườm ấm vùng bụng giúp lưu thông máu huyết, làm giảm bớt các cơn đau dạ dày âm ỉ. Bạn nên dùng túi chườm có nhiệt độ khoảng 50 độ, hoặc dùng khăn nhúng vào nước ấm, vắt khô rồi chườm lên bụng. Nên thực hiện 20 phút mỗi lần để cơn đau giảm bớt.

3. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau dạ dày nên cần có biện pháp để kiểm soát tốt căng thẳng. Mỗi người có thể tự tìm biện pháp để giảm căng thẳng, như: nghe nhạc, xem phim đọc sách, vẽ tranh, ngồi thiền, cắm hoa…

4. Thay đổi chế độ ăn uống

Để giảm đau dạ dày, giảm đầy hơi đau bụng dưới, nên lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như: bánh mì, bột yến mạch, cơm, cháo…

Đồng thời, nên hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit như hoa quả có hàm lượng axit cao (cam, chanh, dứa), thức ăn cay, nóng, rượu bia, nước ngọt có ga…

5. Dùng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây điều trị bệnh đau dạ dày thường mang lại kết quả nhanh, tuy nhiên có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy người bệnh không nên lạm dụng thuốc, chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc thường được dùng để trị bệnh dạ dày gồm:

  • Thuốc trung hòa axit
  • Thuốc kháng Histamin H2
  • Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP
  • Thuốc nhuận tràng chống táo bón
  • Thuốc ức chế bơm proton để giảm axit dạ dày
  • Thuốc chống viêmn giảm đau…

đau dạ dày kèm đầy hơi

Cần uống thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng

6. Dùng thuốc dạ dày Đông y

Để tránh các tác dụng phụ do thuốc Tây gây ra, hiện nay, xu hướng mới được nhiều người lựa chọn đó là sử dụng thuốc dạ dày Đông y.

Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả, tiêu biểu như bài thuốc có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.

Với cơ chế 4 trong 1, bài thuốc này không chỉ giúp điều trị các triệu chứng Viêm loét dạ dày hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát ở vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày mà còn tác động dần dần vào cơ địa, làm bền chắc niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập. Do vậy, kiên trì dùng thuốc một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Dạ dày Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh đau dạ dày kèm đầy hơi đau bụng có thể tham khảo sử dụng.

THUỐC DẠ DÀY NHẤT NHẤT

đau dạ dày kèm đầy hơi Nguồn gốc thảo dược

  • Trị viêm loét dạ dày, hành tá tráng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ.

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại