Đau dạ dày nên làm gì để hạn chế tái phát?
Để giải đáp đau dạ dày nên làm gì, trước hết cần xác định nguyên nhân nào gây đau dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày, dẫn đến những triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, mệt mỏi…
Dưới đây là 4 nhóm nguyên nhân phổ biến nhất:
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau dạ dày. Vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày chủ yếu thông qua ăn uống và sinh sống trong niêm mạc do chúng có khả năng tiết ra enzym urease giúp trung hòa axit trong dạ dày.
Nếu vi khuẩn Hp phát triển và sinh sôi mạnh trong dạ dày, có thể khiến dạ dày bị tổn thương, làm niêm mạc dạ dày bị kích thích, xuất hiện viêm loét và gây ra những cơn đau dạ dày âm ỉ. Nếu để lâu ngày không điều trị có thể khiến dạ dày bị xuất huyết, thậm chí là thủng dạ dày.
Theo các chuyên gia, một số thói quen xấu mà nhiều người hay gặp phải có thể gây đau dạ dày gồm:
Ăn không đúng giờ có thể khiến dạ dày bị đau
Dùng thuốc sai cách có thể khiến dạ dày bị tổn thương, làm mòn lớp niêm mạc lót trong dạ dày, gây ra tình trạng đau dạ dày, đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid.
Tình trạng đau dạ dày có thể trở nên nặng hơn, nếu bạn uống các loại thuốc này trong lúc đói, vì vậy đối với những loại thuốc được chỉ định uống sau khi ăn, tốt nhất là nên ăn no rồi mới dùng, để tránh làm dạ dày bị đau đớn khó chịu.
Nếu bị đau dạ dày liên tục trong vài ngày, có thể nguyên nhân là do các bệnh lý về đường tiêu hóa như:
Viêm loét dạ dày gây ra các cơn đau bụng âm ỉ
Đau dạ dày là một trong những bệnh khó điều trị bởi do nhiều yếu tố tác động như lối sống, ăn uống và dùng thuốc.
Nguyên tắc điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả là cần kết hợp cả thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, dùng thuốc kèm các biện pháp hỗ trợ.
Người bệnh đau dạ dày nên ăn uống đúng bữa, tránh việc bỏ bữa hay ăn bù sẽ khiến tình trạng đau dạ dày ngày càng nặng hơn.
Mỗi bữa nên ăn vừa đủ no khoảng 80%, với các món được nấu chín mềm, dễ tiêu hóa.
Ngoài ra, người bệnh đau dạ dày nên tránh các món có nhiều gia vị chua cay, những món tái sống, hay chiên xào nhiều dầu mỡ…
Người bệnh đau dạ dày cần tránh các thói quen gây hại dạ dày như vừa ăn xong đi nằm ngay, thức khuya ngủ muộn và ăn đêm…
Nên tạo thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài tập đơn giản, vừa sức như đi bộ, đạp xe hay bơi lội. Tập thể dục và kiểm soát căng thẳng sẽ giúp giảm những cơn đau dạ dày tái phát.
Khi bị đau bụng âm ỉ, khó chịu, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp giúp hỗ trợ giảm đau. Một số biện pháp hỗ trợ có thể thực hiện là:
Massage bụng
Massage bụng đúng cách có thể giúp xoa dịu và giảm bớt các cơn đau dạ dày, giúp làm tăng tuần hoàn máu và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
Để massage giảm đau dạ dày, bạn có thể dùng một vài giọt tinh dầu cho vào bàn tay xoa nóng, áp tay vào bụng và xoa theo hướng lên - xuống, trái - phải trong phòng 10 - 15 phút.
Nên massage bụng sau khi ăn 1 tiếng, tránh thực hiện phương pháp này khi mới ăn no vì có thể khiến dạ dày đau hơn.
Chườm ấm
Chườm ấm là một trong những phương pháp được ứng dụng phổ biến để làm giảm bớt cơn đau dạ dày. Nên dùng nước có nhiệt độ khoảng 50 - 65, cho vào chai thủy tinh hoặc túi chườm, áp lên bụng khoảng 10 - 20 phút.
Chườm ấm giúp tăng tuần hoàn máu, giảm tình trạng đầy hơi, giúp tiêu hóa tốt hơn.
Chườm ấm giúp dạ dày đỡ đau hơn
Nằm nghiêng sang bên trái
Trong trường hợp người bệnh bị đau trong một thời gian dài, để giảm bớt khó chịu do các cơn đau dạ dày gây ra, nên nằm xuống một cách chậm rãi và nằm nghiêng người sang bên trái. Khi đó, ống tiêu hóa sẽ nghiêng về phần ruột kết, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn và giảm bớt tình trạng đau dạ dày khi nằm nghỉ.
Đau dạ dày thì phải làm sao, khi đã áp dụng các cách trên vẫn không hết? Các biện pháp như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hay xoa bụng, chườm ấm… chỉ có tác dụng hỗ trợ, không giải quyết được nguyên nhân gây đau, nên tình trạng đau dạ dày dễ tái phát trở lại.
Do vậy, để giảm đau dạ dày và ngăn ngừa bệnh trở nặng hay tái phát, người bệnh nên dùng thuốc điều trị.
Dùng thuốc Tây y
Các nhóm thuốc Tây được chia thành 3 dạng chính bao gồm: thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp, thuốc bảo vệ niêm mạc và thuốc ức chế axit dịch vị.
Mặc dù có ưu điểm là giúp giảm nhanh cơn đau, nhưng nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn như có thể gây ra cơn đau co thắt bụng hoặc tiêu chảy… Vì vậy, khi dùng các loại thuốc Tây để giảm đau dạ dày, người bệnh cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Tây trị đau dạ dày cần dùng đúng theo phác đồ điều trị
Dùng thuốc dạ dày Đông y
Để hạn chế thuốc Tây và tránh những tác dụng phụ, hiện nay, xu hướng mới được nhiều người tin tưởng áp dụng đó là sử dụng thuốc dạ dày Đông y có nguồn gốc thảo dược, an toàn và lành tính.
Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả, tiêu biểu là bài thuốc dạ dày có công dụng hành khí, hòa vị, hán tán, chỉ thống.
Không chỉ giúp giảm các cơn đau dạ dày, Viêm loét dạ dày hành tá tràng, bài thuốc này còn dần dần tác động vào cơ địa, giúp bền chắc niêm mạc dạ dày, do đó giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao và sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO dưới dạng viên nén tiện dụng.
Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh đau dạ dày có thể tham khảo sử dụng.