Thứ sáu, 19/04/2024 | 02:10
RSS

Tìm ra nguyên nhân gây đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn

Thứ bảy, 11/09/2021, 11:30 (GMT+7)

Đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn có thể bắt nguồn từ thực phẩm nhưng cũng có khi là do bệnh lý đáng lo ngại. Do vậy, xác định nguyên nhân chính xác là điều rất quan trọng.

Đau dạ dày đầy hơi

Đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn do nhiều nguyên nhân gây ra

Tại sao bị đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn?

1. Nguyên nhân do chế độ ăn uống

Cách ăn hoặc loại thức ăn được nạp vào cơ thể có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày đầy hơi.

Ngộ độc thực phẩm

Một trong những triệu chứng chính của ngộ độc thực phẩm là đau dạ dày. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi. Các triệu chứng có thể xuất hiện vài giờ sau khi ăn, nhưng cũng có thể mất vài ngày hoặc vài tuần mới khởi phát. Ngộ độc thực phẩm thông thường chỉ diễn ra trong vài ngày và có thể được điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và truyền dịch.

Ăn nhiều thực phẩm có tính acid

Thực phẩm có tính acid có thể gây kích ứng dạ dày như nước ép trái cây chua, pho mát chế biến và cà chua. Hàm lượng acid cao có thể ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, lâu dần gây Viêm loét dạ dày

đau dạ dày đầy hơi

Các thực phẩm có hàm lượng acid cao gây kích ứng dạ dày

Ăn thực phẩm gây đầy bụng

Chướng bụng, đầy hơi có thể khiến bụng bị căng, khó chịu và gây đau. Một số loại đồ uống có đường và một số loại thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng như hành, đậu, bắp cải, bông cải xanh…

Ăn nhiều thực phẩm cay

Trong các thực phẩm cay như ớt chứa một chất là capsaicin gây ra cảm giác nóng hoặc rát ở đường tiêu hóa. Capsaicin có thể gây kích ứng dẫn đến đau dạ dày sau khi ăn

Caffein

Caffein là một chất kích thích có trong các thực phẩm như trà và cà phê. Nó có thể gây kích ứng dạ dày và gây khó chịu cho một số người.

Rượu

Đồ uống có cồn có thể gây đầy hơi. Điều này đặc biệt trầm trọng hơn nếu chúng có ga, chẳng hạn như bia hoặc rượu vang sủi tăm. Bên cạnh đó rượu làm suy yếu lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến dạ dày dễ bị kích ứng hơn.

Dị ứng thực phẩm

Một số người có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Những thứ này có thể gây kích ứng dạ dày và  gây đau sau khi ăn. Các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm gluten, lúa mì và lactose (có trong sữa và các sản phẩm từ sữa).

Ăn quá nhiều

Ăn quá no gây áp lực cho dạ dày để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn gây đau. Bên cạnh đó lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu sẽ sinh khí gây đầy hơi, chướng bụng.

đau dạ dày đầy hơi

Ăn quá nhiều một lúc có thể gây đau dạ dày đầy hơi

2. Nguyên nhân do bệnh lý

Đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn có thể do các bệnh lý sau đây:

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Nó có thể gây đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn. Viêm dạ dày nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống như loại bỏ thực phẩm có tính acid và chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm áp lực cho quá trình tiêu hóa.

Loét dạ dày 

Loét dạ dày là tình trạng tổn thương trên niêm mạc dạ dày biểu hiện bằng vết loét gây ra cảm giác đau rát ở giữa bụng.

Loét dạ dày thường do nhiễm trùng nhưng cũng có thể là hậu quả do lạm dụng một số loại thuốc như aspirin, một số loại NSAIDs. Loét dạ dày do nhiễm trùng cần sử dụng phác đồ điều trị kết hợp kháng sinh với các thuốc ức chế tiết acid, thuốc bao vết loét…

đau dạ dày đầy hơi

Niêm mạc dạ dày bị viêm loét ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược acid, là tình trạng acid từ dạ dày tràn vào ống dẫn thức ăn gây cảm giác nóng ran ở ngực và cổ họng. Nó cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát trong dạ dày.

Tuyến giáp hoạt động quá mức

Tuyến giáp sản xuất các hormone để điều hòa một số hoạt động chức năng của cơ thể. Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến xương, cơ và tim. Một triệu chứng của tuyến giáp hoạt động quá mức là đau dạ dày và tiêu chảy đi kèm với khó ngủ, sụt cân và tim đập nhanh.

Bệnh Celiac

Bệnh Celiac hay còn gọi là không dung nạp gluten, là một rối loạn tiêu hóa di truyền, cơ thể không hấp thu được các thực phẩm chứa gluten gây ra các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, thiếu máu…

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn như căng thẳng, thừa cân, hay do tác dụng phụ của thuốc hạ áp.

Khắc phục đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn như thế nào?

Nếu nguyên nhân gây đau dạ dày đầy hơi là do chế độ ăn uống thì chỉ cần lựa chọn kỹ thực phẩm và không nên ăn quá nhiều một lúc là có thể cải thiện được cơn đau. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì cần điều trị triệt để các bệnh lý này.

Các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản là những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn. Để cắt cơn đau, bên cạnh việc sử dụng thuốc cần có chế độ ăn uống hợp lý như hạn chế các thực phẩm chua, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm có ga, chia nhỏ bữa ăn và ăn đúng giờ.

Sử dụng thuốc Đông y để điều trị đau dạ dày là giải pháp an toàn và hiệu quả được nhiều người ưa chuộng hiện nay, đặc biệt là an toàn khi sử dụng lâu dài trong trường hợp bệnh dạ dày mạn tính.

Thuốc dạ dày Đông y có tác dụng giảm đau, trung hòa acid dịch vị, loại bỏ tác nhân gây bệnh, và tăng cường lưu thông khí huyết. Các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi... được cải thiện dần dần và hạn chế tái phát.

Thuốc dạ dày Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau dạ dày đầy hơi sau khi ăn có thể tham khảo sử dụng.

Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất – Nguồn gốc thảo dược

đau dạ dày đầy hơi- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.

- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.

NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại