Các nhà khoa học Phần Lan cảnh báo hôn trẻ em gây tử vong là điều hoàn toàn có cơ sở. Thậm chí dùng chung thìa ăn cơm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa do vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền qua nước bọt.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Oulo, dưới sự chỉ đạo của Jorma Virtanen, đã công bố những phát hiện của họ trên tạp chí BioMed Central Oral Health. Các nhà nghiên cứu đã hỏi 313 bà mẹ về những suy nghĩ của họ về kiến thức về sức khỏe cũng như hành vi chẳng hạn như dùng chung muỗng với con. Họ cũng được hỏi về mức độ thường xuyên đánh răng, thói quen hút thuốc, tuổi tác và trình độ học vấn.
Các nhà nghiên cứu lo ngại khi kết quả cho thấy 38% các bà mẹ đã hôn môi con mình và 14% cùng ăn chung một thìa với con của họ. Tuy nhiên, 11% cho rằng vi khuẩn đường miệng không thể truyền từ mẹ sang con.
Để bảo vệ cho bé yêu của mình, trước hết các bà mẹ cần phải đảm bảo mọi thứ luôn được sạch sẽ trước khi bế trẻ. Tay sạch, quần áo sạch và không mắc bệnh truyền nhiễm.
Trong khi bế trẻ thì nên dừng ngay việc hôn trẻ. Cũng cần thiết phải phân tích cho người khác biết về tác hại của hành động này, nhất là với những người bị bệnh mụn nước vì loại virus này sẽ lây truyền trực tiếp qua việc hôn, sờ, tiếp xúc.
Người trang điểm đậm cũng không nên hôn trẻ vì Mỹ phẩm có chứa không ít thủy ngân, chì và các hóa chất khác. Những chất này sẽ gây tình trạng viêm da bé hoặc làm cho bé bị nhiễm độc chì.
Những người bị bệnh răng miệng cũng không nên hôn trẻ. Các bệnh về răng miệng như viêm lợi, viêm chân răng, sâu răng… trong miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn. Khi hôn trẻ, những vi khuẩn này sẽ lây sang bé làm miệng bé bị hôi, dễ bị nấm miệng và các bệnh về miệng khác.
Người bị bệnh cảm cúm càng không nên hôn trẻ vì virus cảm cúm rất dễ lây sang bé rồi gây ra các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa. Khi bị lây cảm cúm, cơ thể bé sẽ rất khó chịu, quấy khóc, đôi khi bỏ ăn dẫn đến tình trạng sút cân, người mệt mỏi. Người bị viêm gan, bị tiêu chảy cũng không nên hôn trẻ.