Đối với người mắc bệnh tim mạch, trong bữa ăn cần có đa dạng thực phẩm giàu protein, đồng thời cân bằng khẩu phần ăn giữa thịt nạc và các nguồn thực vật protein, tuy nhiên, bạn nên bỏ phần da của thịt.
Ăn đa dạng các loại cá ít nhất hai lần một tuần, đặc biệt là cá có chứa axit béo omega-3 như cá hồi, cá trích.Tuy nhiên, bạn cần chú ý để không sử dụng nhiều chất béo hoặc phô mai trong món ăn. Hầu hết các chế độ ăn uống lành mạnh đều có thể điều chỉnh phụ thuộc vào yêu cầu về lượng calo, sở thích thực phẩm cá nhân và văn hóa.
Trong khẩu phần ăn của người mắc bệnh tim mạch cần có nhiều rau, trái cây
Trong khẩu phần ăn của họ cần có nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, thực phẩm toàn phần chủ yếu từ thực vật bởi chúng giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Nếu bạn là người không thích ăn rau, bạn có thể trộn cùng salad hoặc làm các món ăn phụ, món khai vị để dễ ăn hơn.
Việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và tạo cảm giác no, từ đó ăn ít hơn. Lượng nước được khuyến khích là khoảng 1- 2 lít nước mỗi ngày, trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.
Người bị bệnh tim mạch cần lựa chọn thực phẩm có chứa đúng loại carb mà mình cần như gạo nâu, bột yến mạch, quinoa và khoai lang nhằm bổ sung thêm chất xơ và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn DASH, phương pháp ăn kiêng nhằm điều trị và ngăn ngừa tăng huyết áp đã được nhiều chuyên gia công nhận.
Trong dịp Tết, người mắc bệnh tim mạch nên hạn chế chất béo bão hòa, thường có trong các sản phẩm động vật. Không dùng các sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn trên bao bì, nếu có dòng chữ partially hydrogenated oils, tức là sản phẩm có chứa dầu chưa bão hòa và bạn không nên dùng.
Khi sử dụng chất béo để nấu ăn hoặc nướng bánh, hãy lựa chọn các loại dầu có chất béo không bão hòa đơn, ví dụ như dầu ô liu, dầu đậu phộng hoặc chất béo không bão hòa đa như dầu đậu nành, ngô và hướng dương.
Người mắc bệnh tim mạch nên hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa
Một trong những điều quan trọng nhất là phải hạn chế cholesterol có trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Tránh thực phẩm có đường và cần cắt giảm muối trong khẩu phần ăn. Chế độ ăn nhiều muối sẽ gây hại cho huyết áp. Thay vào đó, nên sử dụng các loại thảo mộc, gia vị để gia tăng hương vị thực phẩm.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo hiệu quả và điều chỉnh mức cholesterol, tuyệt đối không bỏ bữa mà phải ăn đúng giờ, đúng bữa. Những người bị bệnh tim mạch cần chú ý không hút thuốc lá, hút vape hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa ni-cô-tin và tránh đến nơi hút thuốc để hạn chế hít khói thuốc thụ động. Nếu bạn thường xuyên uống rượu, hãy cân nhắc đến liều lượng. Chỉ một li một ngày đối với phụ nữ và không quá hai li đối với nam giới.