Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa đúng cách
Biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- Nôn trớ: Tình trạng này thường gặp ở những trẻ nhỏ khi đường tiêu hóa chưa hoàn thiện.
- Chướng bụng, đầy hơi: Khi bị rối loạn tiêu hóa, có thể sờ thấy bụng trẻ căng to, trẻ ợ hơi liên tục.
- Táo bón: Do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ dễ bị táo bón sau khi ăn những thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm giàu đạm… Trẻ bị táo bón thường ít đi tiêu, 2 – 3 ngày mới đi một lần, phân cứng, khuôn phân to, thậm chí có lẫn máu ở phân.
- Tiêu chảy: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có hiện tượng tiêu chảy cấp, phân lỏng, đi trên 3 lần/ngày.
- Phân sống: Phân thường có màu trắng hay còn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa. Sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột là nguyên nhân dẫn đến đi ngoài phân sống.
Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
1. Chú ý chế độ dinh dưỡng
- Ăn chín, uống sôi: Bố mẹ nên cho bé ăn những món đã được nấu chín kỹ, tránh ăn thực phẩm còn tươi sống, dễ nhiễm ký sinh trùng.
- Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, đạm gây khó tiêu hóa.
- Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, tránh nhồi nhét trong một bữa hoặc các bữa ăn quá gần nhau khiến bé khó tiêu hóa và hấp thu.
- Nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ, sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nên cho trẻ ăn nhiều rau củ quả để phòng tránh rối loạn tiêu hóa
2. Chú ý giữ vệ sinh tốt
Cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh không chỉ thực phẩm mà cả môi trường sống
- Tránh cho bé ngậm, mút tay và đưa đồ chơi không sạch vào miệng.
- Rửa tay cho bé thường xuyên hoặc sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với động vật, đi vệ sinh…
- Vệ sinh đồ chơi cho trẻ khoảng 2 lần/tuần.
- Người lớn hay tiếp xúc với trẻ thì cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là nên rửa tay thường xuyên.
3. Khuyến khích trẻ vận động để tăng đề kháng
Để trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao, cha mẹ nên tìm cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Để tăng đề kháng, cha mẹ nên:
- Khuyến khích con chơi các trò chơi vận động ngoài trời
- Với những trẻ lớn, có thể dạy trẻ đi xe đạp, đá bóng, đánh cầu lông…
4. Bổ sung men vi sinh khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường là do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, số lượng vi khuẩn có hại tăng cao. Để thiết lập lại hệ vi khuẩn đường ruột, có một biện pháp an toàn và hiệu quả nhanh chóng thường được các chuyên gia khuyến cáo, đó chính là bổ sung men vi sinh.
Men vi sinh là các chế phẩm chứa vi sinh vật có ích, khi bổ sung vào đường ruột sẽ giúp ức chế các loài vi khuẩn có hại, cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, với tỉ lệ lợi khuẩn 85%, hại khuẩn 15%, các tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ chấm dứt.
Bổ sung men vi sinh không những ngăn ngừa được rối loạn tiêu hóa mà còn giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, nhờ đó sẽ tăng cân tốt hơn, hết biếng ăn, chậm lớn.
Khi bổ sung men vi sinh cho con, bố mẹ lưu ý chọn các sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn. Bởi, lợi khuẩn ở dạng bào tử sẽ dễ dàng vượt qua dịch vị, acid dạ dày, không bị tiêu diệt như đa số các dạng lợi khuẩn bình thường khác. Sau khi vượt qua “hàng rào” bảo vệ của dạ dày, bào tử sẽ vào đến ruột non và nảy mầm thành những vi khuẩn có lợi, phát huy công dụng của mình.
Khi nào nên cho trẻ đi khám?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ, vẫn ăn ngủ và sinh hoạt bình thường thì không có gì đáng lo ngại. Bố mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh, ăn uống và bổ sung men vi sinh cho trẻ để tình trạng rối loạn tiêu hóa nhanh chóng chấm dứt.
Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm theo các triệu chứng sau, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân chính xác mới có biện pháp điều trị phù hợp.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nôn trớ nhiều, ăn ngủ kém, mệt mỏi, quấy khóc liên tục.
- Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, có dấu hiệu mất nước.
- Trẻ bị táo bón nhiều ngày, đại tiện ra máu, nứt kẽ hậu môn, chậm lớn.
- Trẻ bị sốt cao, không ăn uống.