Thứ năm, 28/03/2024 | 22:27
RSS

Cấp cứu thành công bé trai bị suy hô hấp do hóc xương cá

Thứ ba, 06/03/2018, 19:39 (GMT+7)

Một bé trai 15 tháng tuổi bị hóc xương khi ăn cháo cá và ngay lập tức được đưa đi cấp cứu.

Quảng Ninh cấp cứu thành công bé trai bị hóc xương cá mới 15 tháng tuổi
Hình ảnh nội soi thực quản của bé trai bị hóc xương cá

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết các bác sĩ của viện vừa gắp thành công xương cá ra khỏi thực quản cho bệnh nhi 15 tháng tuổi.

Bệnh nhi là Vũ Đức Tr. (15 tháng tuổi, trú tại TP Cẩm Phả, Quảng Ninh), vào viện trong tình trạng ho sặc sụa, khó thở, nôn, suy hô hấp. Theo gia đình cho biết, khi đang ăn cháo cá cháu bỗng nhiên có biểu hiện nôn, khóc nhiều.

Nghi bị vướng dị vật đường thở nên sau khi cấp cứu, cháu lập tức được chuyển lên Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh để thực hiện nội soi kiểm tra.

Người thân của cháu Tr. cho biết, khi đang ăn cháo cá cháu bỗng nhiên có biểu hiện nôn, khóc nhiều. Nghi bị vướng dị vật đường thở nên sau khi cấp cứu, cháu lập tức được chuyển lên Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh để thực hiện nội soi kiểm tra.

Khi tiến hành nội soi các bác sĩ phát hiện dị vật màu trắng là mảnh xương cá cắm ngang 1/3 trên thực quản. Các bác sĩ đã thực hiện thủ thuật đã dùng kìm gắp xương cá ra an toàn, không gây chảy máu.

Sau khi lấy được dị vật, chức năng hô hấp của bé Tr. phục hồi tốt, cháu nhanh chóng được ra viện.

Quảng Ninh cấp cứu thành công bé trai bị hóc xương cá mới 15 tháng tuổi 2
Món cháo cá tuy rất bổ dưỡng nhưng phụ huynh nhớ lọc xương hết sức cẩn thận phòng nguy cơ con bị hóc. Hình minh hoạ.

Chia sẻ với PV, bác sĩ Đoàn Ngọc Thủy - Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết bệnh viện đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ hóc dị vật như: xương cá, cúc áo, các loại hạt, đồng xu… Nếu dị vật lớn có thể gây tắc đường thở và tử vong.

Vì thế, các bậc phụ huynh cần kiểm soát được các vật dụng nhỏ, tránh cho trẻ cầm đưa vào miệng. Bên cạnh đó, ngừoi thân cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn cũng không nên ép ăn lúc bé khóc hay cười vì rất dễ bị sặc.

BS Thuỷ cũng cảnh báo, với trẻ dưới 2 tuổi, các bé chưa hình thành được phản xạ nhằn xương hay các mảnh vụn thực phẩm khi ăn nên việc chế biến thức ăn cho bé phụ huynh phải tuyệt đối thận trọng loại bỏ hết xương hay các mảnh thục phẩm trước khi cho ăn.

Trường hợp trẻ bị ho sặc trong lúc ăn cần nghĩ đến khả năng bé đã nuốt phải dị vật. Nếu thấy trẻ có hiện tượng bất thường phụ huynh cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất, trình bày rõ những yếu tố nguy cơ để trẻ được kiểm tra và can thiệp kịp thời.

Khánh Ly
Theo Đời sống Plus/GĐVN