Các y bác sỹ của Bệnh viện Nhi đồng TP chăm sóc bệnh nhi 8 tháng tuổi ở tình trạng sốt cao. (Ảnh: BVNĐTP)
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP (HCM) cho biết, mới tiếp nhận một bệnh nhi 8 tháng tuổi trong tình trạng bé sốt cao, người khó chịu dẫn đến vật vã, giãy giụa và phải đến 5 y bác sỹ - điều dưỡng chăm sóc. Người kiềm chân, người giữ thế, cùng lúc siêu âm và thiết lập đường truyền gồm 6 loại thuốc được lên y lệnh khẩn trương để hồi sức và cứu mạng cho những biến chứng nguy kịch mà sốt siêu vi mang đến cho con chỉ sau 5 ngày khởi bệnh..
Theo BS Nguyễn Cát Phương Vũ (Nick Nguyễn Cát) thông tin trên fanpgae cho biết, cứ mỗi khi thời tiết chuyển mùa, các bác sỹ lại tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt siêu vi đến khám với các triệu chứng rất đa dạng và phức tạp.
Sốt siêu vi hay nhiễm siêu vi là chẩn đoán mà bác sĩ làm công tác nhi khoa thường ghi trên toa thuốc khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể diễn tiến thành sốt xuất huyết cũng có thể là viêm đường hô hấp hay cảm cúm hay sốt phát ban, thậm chí là bệnh tay chân miệng
Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại mỗi ngày hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác trẻ bị bệnh gì. Nếu không tìm được nguyên nhân gây sốt trên, cũng như loại trừ các nguyên nhân do vi khuẩn như viêm amiđan, viêm tai giữa cấp, nhiễm trùng tiểu,…cũng như các xét nghiệm không thấy gợi ý nhiễm khuẩn, bác sĩ vẫn giữ nguyên chẩn đoán nhiễm siêu vi và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.
BS cũng thông tin thêm, do độ ẩm không khí thường thay đổi nhanh trong thời tiết giao mùa ở miền nhiệt đới của nước ta nên những bệnh lây trong không khí thường rất dễ lan tràn tạo thành dịch bệnh.Một số trẻ hay người lớn có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt các siêu vi (virus cúm) H1N1, H5N1, H7N9 có thể biểu hiện viêm phổi nặng diễn tiến đến suy hô hấp nặng, tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Những đứa trẻ bị nhiễm siêu vi, thường sẽ có triệu chứng sốt (sốt vừa đến sốt cao, kèm cảm giác nóng lạnh, lạnh run), đau đầu, đau nhức cơ toàn thân, ho (ho khan hoặc ho đàm), sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát vùng cổ họng, viêm kết mạc mắt, thậm chí có cả rối loạn tiêu hoá,…
Sốt siêu vi, tuy điều trị đơn giản và tỉ lệ hồi phục cao, nhưng trước những diễn biến phức tạp của Covid-19, bệnh nhân càng không nên chủ quan khi mắc phải các triệu chứng bệnh đã nêu trên. Hạ sốt tích cực, bù đủ nước, vệ sinh mũi họng chống bội nhiễm, theo dõi dấu hiệu chuyển nặng và dinh dưỡng hợp lý là những mấu chốt phụ huynh cần trang bị để chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà.
Theo đó, BS cũng khuyến cáo, cha mẹ cần mau chóng liên lạc nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm nếu có các dấu hiệu như ở trên, từ đó có hướng điều trị bệnh thích hợp và hiệu quả nhất.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Các bệnh do siêu vi gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt siêu vi hay nhiễm siêu vi ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:
- Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng, trắng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt
- Cho thuốc hạ sốt ở trẻ có nhiệt độ > 380C. Thuốc được chọn là acetaminophen (paracetamol) vì đây là thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng 30 phút và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10 – 15 mg/kg/lần, ngày uống 4 lần nếu trẻ còn sốt.
- Lau mát bằng nước ấm (nuớc thường pha âm ấm để tắm em bé) khi trẻ sốt cao trên 39-400C gây khó chịu trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Lau mát hạ sốt thường áp dụng cho trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt. Nước ấm giúp mạch máu dưới da dãn nỡ tốt giúp thải nhiệt. Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa nhiệt được. Thường dùng 4 khăn nhúng nước ấm, vắt hơi ướt, đắp 2 bên nách, 2 bên bẹn, một khăn khác đắp lau khắp người trẻ. Kiểm tra nhiệt độ trẻ mỗi 15 – 30 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 380C
- Xử trí khi trẻ sốt cao co giật
- Đặt trẻ nằm nghiêng một bên để đàm nhớt dễ chảy ra ngoài, tránh hít đàm nhớt vào phổi
- Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt acetaminophen
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm
- Đưa trẻ tới cơ sở y tế để có hướng điều trị tiếp
Khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước chín hoặc bù nước điện giải bằng cách uống Oresol (một gói Oresol pha một lít nước uống dần trong ngày).
Chống bội nhiễm
Chống bội nhiễm
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng Natrichlorua 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
- Cách ly trẻ không cho đến trường (vì bệnh có thể gây thành dịch).
- Giữ ấm cho trẻ.
Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
- Quấn kín trẻ
- Kiêng ăn uống
- Nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì gây sặc, tắc đường thở đưa đến tử vong.
- Cạo gió, cắt lễ