Thứ bảy, 27/04/2024 | 03:25
RSS

Cảnh báo những chất độc hại từ thức ăn thực vật

Chủ nhật, 03/05/2020, 08:43 (GMT+7)

Nguồn thức ăn thực vật có thể chứa một số độc chất có hại cho sức khỏe, cần loại bỏ khi chế biến ra các món ăn.

Cảnh báo những chất độc hại từ thức ăn thực vật
Cảnh báo măng là một trong những chất độc hại từ thức ăn thực vật. Ảnh minh họa

Trong lá và trái cà chua xanh có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin. Các chất độc này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Và nếu ăn quá nhiều, khoảng 450 gam, có thể gây tử vong.. Do đó, nên ăn, chế biến cà chua đã chín đỏ đều, và không dùng hoa lá.

Hạt, lá cây củ đậu

Theo GS, TS Đỗ Tất Lợi, củ đậu, tên khoa học là Pachyrhizus erosus, thuộc họ Cánh bướm Fabacede. Cây củ đậu được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thực phẩm, Theo Dân trí. 

Tuy nhiên, trong hoa và hạt có chứa chất độc rotenon, không ăn được, mà chỉ dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ghẻ, lở ngoài da. Nếu ăn phải hạt, lá củ đậu có chứa thành phần rotenon, sau 5 – 40 phút có thể biểu hiện ngộ độc. Triệu chứng diễn biến nhanh và nặng có thể tử vong từ 2 – 5 giờ.

Cây gừng tên khoa học là Zingiber officinale Rose. Gừng từ lâu được sử dụng làm gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, và là một phương thuốc tự nhiên cổ truyền.

Tuy nhiên, tùy vào cách sử dụng của con người mà gừng trở thành thần dược hay một loại độc dược.

Cây gừng tên khoa học là Zingiber officinale Rose. Gừng từ lâu được sử dụng làm gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, và là một phương thuốc tự nhiên cổ truyền. Tuy nhiên, tùy vào cách sử dụng của con người mà gừng trở thành thần dược hay một loại độc dược.

Khoai lang có các đốm nâu đen

Khoai lang để lâu không được bảo quản đúng cách sẽ xảy ra hiện tượng bị đốm đen vỏ ngoài, hoặc mốc meo, phân hủy, do bị nhiễm khuẩn vằn đen.

Bệnh khuẩn vằn đen khiến củ khoai mất các chất dinh dưỡng, và sản sinh một số chất độc, như các cetone và cồn gây độc đối với gan, khoai trở nên nhạt và đắng.

Biểu hiện nhiễm độc thường xuất hiện sau nửa ngày gồm: mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy...Nặng hơn có thể là sốt cao, nhức đầu, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Cành và mầm khoai tây

Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Các củ khoai tây màu xanh cũng chứa nhiều solanin. Người nhiễm độc solanin khiến miệng đắng chát, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…  

Măng tre, trúc

Xyanua là chất gây độc trong măng. Khảo sát trên 3 loại măng bán trên thị trường: măng trắng (lát măng tươi), măng trắng ngâm nước (đã ra nước chua) và măng vàng (măng đã luộc) đều có hàm lượng xyanua khá cao.

Bên cạnh đó, theo Eva.vn một số thói quen xấu cần tránh như: 

Không đánh rửa chảo, nồi mà dùng để nấu tiếp

Nhiều người có thói quen này khi nấu ăn - một phần do ngại đánh rửa nồi, một phần là để tiết kiệm thời gian. Đặc biệt là khi chuẩn bị vài món ăn cùng lúc, bước này thường bị bỏ qua. Thói quen nấu ăn tưởng chừng như tiết kiệm thời gian này lại vô cùng bất lợi cho sức khỏe

Nếu bạn không rửa chảo sau khi nấu, dư lượng thực phẩm và chất béo còn lại trong món ăn trước đó đã được làm nóng ở nhiệt độ cao, dễ tạo ra chất benzopyrene - một chất gây ung thư Đồng thời, việc không rửa nồi để nấu tiếp món khác còn ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của món ăn tiếp theo.

Sử dụng dầu chiên/rán nhiều lần

Khi chiên/rán đồ ăn, lượng dầu sử dụng rất lớn và sẽ còn lại rất nhiều. Hầu hết mọi người sẽ không muốn đổ nó mà thường tiết kiệm cho lần tiếp để nấu ăn hoặc chiên.

Trên thực tế, đây là một cách làm rất sai. Dầu được sử dụng có chứa các chất có hại khác nhau, chẳng hạn như acrylamide. Nếu những chất béo này tiếp tục được làm nóng, chúng sẽ tiếp tục tạo ra chất gây ung thư, chủ yếu là benzopyrene và một số aldehyd, hợp chất dị vòng...

Để dầu sôi ở nhiệt độ cao mới chiên, nấu

Nhiều người quen với việc chờ đợi cho đến khi dầu sôi bốc khói rồi mới bỏ đồ ăn vào chiên, nấu. Lúc này, dầu thường đã đạt hơn 200℃. Nhiệt độ dầu cao rất dễ sản sinh ra chất benzopyrene - chất này được Tổ chức Y tế thế giới liệt kê là loại chất gây ung thư đầu tiên.

Bỏ quá nhiều muối vào món ăn

Tiêu thụ muối quá mức có thể dễ dàng dẫn đến tăng thể tích máu và tăng áp lực bên trên thành mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp và xơ cứng mạch máu.

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC