Cảnh báo biến chứng thận do covid-19 Ảnh minh họa
Nhóm nhà khoa học phân tích hồ sơ sức khỏe hơn 5.400 bệnh nhân kể từ ngày 1/3 đến ngày 4/5. Họ chỉ ra rằng gần 2.000 người bị suy thận cấp (AKI). Khi nghiên cứu kết thúc, 780 bệnh nhân trong số đó vẫn đang điều trị.
Trước đó, các bác sĩ ở hệ thống chăm sóc sức khỏe Northwell ghi nhận "số lượng đáng báo động" bệnh nhân Covid-19 gặp tổn thương nghiêm trọng ở thận, Vnexpress đưa tin.
Hầu hết biến chứng thận ở người nhiễm nCoV xuất hiện sớm, khoảng 37% bị AKI khi nhập viện hoặc biểu hiện trong vòng 24 giờ. Suy thận cấp (hay tổn thương thận cấp tính) là sự suy giảm chức năng một cách đột ngột, gây mất cân bằng muối và điện giải trong cơ thể, thường dẫn đến tử vong. Khoảng 14% bệnh nhân suy thận cần lọc máu.
Các chuyên gia cho biết tình trạng này xảy ra khi bệnh đã chuyển nặng, chiếm khoảng 90% trong số trường hợp thở máy. Những yếu tố như tuổi tác, tiền sử tiểu đường, tim mạch và tăng huyết áp cũng ảnh hưởng đến nguy cơ biến chứng thận ở người mắc Covid-19. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện bệnh nhân da đen có tỷ lệ suy thận cao hơn.
Trong một diễn biến liên quan, diễn tiến độ thử nghiệm lâm sàng hiện thời cho thấy trong trường hợp sớm nhất, vắcxin ngừa Covid-19 không thể sẵn sàng sử dụng trước 18 tháng nữa, tức trước mùa thu năm 2021.
Tuổi trẻ dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu và đổi mới Pháp Frédérique Vidal đưa ra dự báo nêu trên hôm 16/5 (giờ địa phương) với tư cách khách mời của Đài phát thanh Europe 1 (Pháp).
Bà Bộ trưởng Frédérique Vidal giải thích: "Nghiên cứu vắcxin thường mất nhiều năm. Các phòng thí nghiệm và các nhà nghiên cứu đã nói với chúng tôi rằng quá trình tăng tốc trong thử nghiệm lâm sàng hiện nay mang lại hi vọng sẽ có vắcxin trong vòng 18 tháng nữa".
Bà cảnh báo: "Thật vô lý khi nghĩ rằng chúng ta có thể tiến nhanh hơn, trừ phi chấp nhận gây nguy hiểm cho an toàn sức khỏe và điều này không thể được".
Dự báo của bà Frédérique Vidal về vắcxin phòng COVID-19 lại khác với phát biểu đầy lạc quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hôm 15/5, ông Trump mong muốn tin rằng vắcxin ngừa COVID-19 sẽ có trước cuối năm nay hoặc có thể sớm hơn do các nhà nghiên cứu đã đạt được nhiều thành quả nhanh hơn.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có 8 loại "ứng viên vắcxin" được thử nghiệm trên người và 110 loại ứng viên vắcxin đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng.
Trong 8 loại vắcxin thử nghiệm ở người có ba dự án nhiều hứa hẹn. Thứ nhất, Đại học Oxford cho rằng tháng 9 có thể có vắcxin. Thứ 2, thử nghiệm vắcxin Ad5-nCoV ở Canada. Cuối cùng, thử nghiệm vắcxin Ad5-nCoV ở Canada.