Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:06
RSS

Cẩn trọng sa tế bẩn leo lên mâm cơm nhà bạn

Thứ năm, 24/11/2016, 07:04 (GMT+7)

Nếu sử dụng sa tế bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây tổn thương cho gan, thận dẫn tới ung thư cùng nhiều căn bệnh khác.

Sa tế bẩn làm từ hóa chất

Phát hiện nhiều cơ sở làm sa tế bẩn

Phát hiện nhiều cơ sở làm sa tế bẩn​

Sa tế là gia vị không thể thiếu trong món lẩu được ưa thích trong mùa đông của nhiều gia đình. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện nhiều loại sa tế kém chất lượng, thậm chí sa tế làm từ hóa chất khiến người tiêu dùng "kinh hãi" về mức độ "bẩn" của loại gia vị yêu thích này.

Chiều ngày 22-11, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương bắt quả tang một cơ sở chuyên sản xuất trái phép các loại chất phụ gia. Tại đây, lực lượng chức năng tìm thấy hàng nghìn chai, lọ nhựa chứa chất lỏng. Bên ngoài là nhãn hiệu sốt lẩu Thái, sa tế tôm, nước màu dừa với thương hiệu An Phát food, Gia Hưng Phát food.

Được biết, chủ cơ sở trên là bà Trịnh Thị Nga (SN 1989)  làm chủ. Bà Nga đã sử dụng nhiều loại hóa chất trộn vào nhau để tạo ra phụ phẩm như như. Sản phẩm do cơ sỡ này làm nên bao gồm sốt lẩu Thái, sa tế tôm, nước màu dừa. Tất cả đều được dán nhãn mác An Phát food. Gia Hưng Phát food...

Trước đó, vào tháng 3/2016, công an thành phố Hà Nội cũng phát hiện một cơ sở chuyên làm sa tế giả. Điểm chung của các cơ sở này là nhỏ lẻ, xưởng sản xuất thủ công, tạm bợ, nguyên vật liệu dùng để làm sa tế không rõ nguồn gốc. Khảo sát tại các nhà hàng chuyên bán lẩu tại Hà Nội cũng cho thấy nhiều lọ sa tế kém chất lượng, được bán với giá siêu rẻ 170.000 đồng/thùng 60 hũ.

Nhiều nguy hiểm rình rập sau mỗi lọ sa tế

Sa tế không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

Sa tế không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe

TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ sinh học thực phẩm cho biết: Sa tế kém chất lượng rất độc hại vì loại sa tế này dễ có mần bận. Về cảm quan, sa tế có màu đỏ khi cho phụ gia khác có thể biến màu, biến chất gây độc hại cho cơ thể. Nếu sử dụng lâu dài, hóa chất độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra bệnh mãn tính như tổn thương gan, thận dễ dẫn đến ung thư Với những người cơ địa yếu, gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây nên ngộ độc cấp tính.

Ngoài ra, khâu bảo quản sa tế cũng vô cùng quan trọng. Nếu người dùng mua sản phẩm được sản xuất đúng mà dùng sai hay không biết bảo quản thì vẫn biến thành sản phẩm không chất lượng. Người tiêu dùng mở nắp hũ sa tế, dùng không hết, bảo quản kém trong thời gian dài sẽ khiến các thành phần bị biến đổi hoặc khi lấy ra dùng có thể bị dây các loại thức ăn khác hay nước lạnh vào khiến sa tế dễ bị thiu, ăn vào dễ mắc các bệnh tiêu chảy.

TS Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, người tiêu dùng hãy thận trọng khi lựa chọn phụ gia thực phẩm. Chỉ nên chọn những loại phụ gia đã có về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng..

Theo quy định của Bộ Y tế, nếu thực phẩm hay phụ gia thực phẩm mà không có nhãn mác tiếng Việt không rõ xuất xứ nguồn gốc thì không nên sử dụng. Để tránh mua phải sa tế bẩn, nên chọn loại có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và dùng đúng hạn sử dụng.Nắp hũ đã mở quá 1 tháng thì không nên sử dụng. Nếu mở hũ sa tế thấy có mùi khó chịu, màu sắc sẫm, không tươi thì không nên dùng.

Nghiêm Linh (t/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.