Thứ sáu, 22/11/2024 | 02:19
RSS

Cách kiểm tra nguồn nước bạn dùng hàng ngày có an toàn hay không?

Thứ ba, 22/09/2020, 16:10 (GMT+7)

Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật ở con người. Dưới đây là những cách kiểm tra xem nước sinh hoạt bạn đang dùng hàng ngày có an toàn hay không cực đơn giản.

Cách kiểm tra nguồn nước bạn dùng hàng ngày có an toàn hay không

Tác hại của việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm bẩn

Theo các nghiên cứu và báo cáo thống kê của các tổ chức y tế hàng đầu thế giới có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn nước. Đặc biệt con số này có khả năng cao hơn ở các ở các khu đô thị lớn. 

Sử dụng nguồn nước bẩn và không đảm bảo vệ sinh gây ra nhiều bệnh rất khó lường như tả, lị, viêm gan A, bại liệt, bệnh da liễu, bệnh về mắt, các chứng ngộ độc do vi sinh vật, lao… thậm chí là những bệnh nan y chưa có thuốc chữa trị. Không chỉ gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe nguồn nước bẩn còn làm giảm tuổi thọ của các vật dụng trong gia đình.

Cách nhận biết nước đang sử dụng trong gia đình có an toàn hay không?

Cách kiểm tra nguồn nước bạn dùng hàng ngày có an toàn hay không

Kiểm tra màu sắc

Để kiểm tra màu sắc nước uống, bạn nên đổ đầy ly nước thủy tinh trong suốt rồi để dưới ánh sáng. Nếu nước màu đục, vàng hay nâu thì có thể do đường ống bị gỉ hoặc nước ở nguồn cung cấp chất lượng thấp, bị ô nhiễm.

Thử độ lắng, vẩn đục

Nếu trong nước uống của bạn có lẫn những hạt liti màu cam, đỏ, nâu hoặc bị vẩn đục thì có thể các ống mềm dẫn nước tới nhà bạn đang bị hư hỏng. Ngoài ra, đây cũng là biểu hiện cho thấy nước đang quá nhiều hóa chất, bạn không nên sử dụng.

Ngửi mùi

Nếu nước có mùi thuốc tẩy thì có thể được thêm clo vào cho an toàn. Tuy thói quen này là vô hại nhưng bạn cần mua thêm bộ lọc để loại bỏ mùi. Nếu nguồn nước bạn có mùi mốc, thối thì có nghĩa là đang có vi khuẩn, tuyệt đối không nên dùng để bảo đảm sức khỏe.

Nếm thử

Ngậm nước vào miệng nhưng không nuốt mà nhổ ra. Nếu thấy có vị hôi, lợ thì nguồn nước đã bị nhiễm kim loại, nồng độ pH thấp hoặc dư thừa lượng khoáng chất trong nguồn nước. Mặt khác, đường ống bị gỉ hay nước có nhiều hóa chất cũng gây ra hiện tượng này.

Kiểm tra chất lượng đường ống

Thông thường, ngoài đầu nguồn và nhà máy cung cấp nước thì đường ống trong nhà bạn cũng là nguyên nhân khiến nước bị giảm chất lượng. Vì vậy, bạn nên có thói quen kiểm tra thường xuyên đường ống nhà mình kết hợp với các cách nêu trên để đảm bảo nguồn nước an toàn trước khi uống.

Các biện pháp xử lý tạm thời nước bị nhiễm khuẩn

Cách kiểm tra nguồn nước bạn dùng hàng ngày có an toàn hay không

Bạn nên đun sôi nước sau 24h, bởi sau đó nước đã nguội và không an toàn khi sử dụng. Đôi với những nơi sử dụng nước mưa để dùng làm nước sinh hoạt thì nên để lắng, sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1 - 2 ngày. Và sử dụng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa… để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Với các cách kiểm tra nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn và giải pháp xử lý trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích phần nào trong việc xác định khả năng nhiễm khuẩn nước sinh hoạt gia đình bạn đang sử dụng để bạn sớm có biện pháp xử lý nước triệt để mang nguồn nước sạch cho gia đình của bạn.

Nguyệt Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN