Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:00
RSS

Cách chấm dứt biếng ăn ở trẻ không cần dùng thuốc

Thứ ba, 05/05/2020, 14:35 (GMT+7)

Tình trạng biếng ăn rất thường gặp ở trẻ nhỏ là vấn đề gây đau đầu với các bậc phụ huynh. Trẻ biếng ăn dẫn đến chậm lớn, khó tăng cân, phát triển chiều cao và thể chất không như mong muốn. Liệu có cách nào chấm dứt biếng ăn ở trẻ mà không cần dùng đến thuốc?

Sự kiện:
Trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ là gì?

Biếng ăn ở trẻ là một rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một tình trạng rất phổ biến của trẻ trong độ tuổi từ 1- 6 tuổi. Trẻ biếng ăn khi không chịu ăn hoặc ăn ít, ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

Biếng ăn có nhiều mức độ: mức độ nhẹ là khi trẻ ăn ít hơn so với bình thường, mức độ trung bình là khi trẻ chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn, nặng hơn nữa là từ chối ăn, sợ, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn. 

Trong trường hợp biếng ăn ở trẻ kéo dài quá lâu sẽ dẫn tới việc cơ thể trẻ không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động thường ngày của trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ, nhất là trong giai đoạn cần tập trung nhiều dinh dưỡng để phát triển trí não và thể chất.

biếng ăn ở trẻ
Trẻ biếng ăn là nỗi lo của mỗi bậc phụ huynh

Phân loại biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn ở trẻ được phân làm 2 loại: Biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý.

1. Biếng ăn sinh lý

Trong quá trình phát triển của trẻ, có những giai đoạn thay đổi sinh lý thường dẫn tới biếng ăn sinh lý như: các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng, tuần lễ phát triển vượt trội (wonder week). Đây là những giai đoạn trẻ mải khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú tâm tới việc ăn uống. Giai đoạn này thường gặp ở trẻ 3 – 4 tháng, 9 - 12 tháng, 16 – 18 tháng,... Sau đó, trẻ sẽ quay lại ăn uống bình thường.

Ngoài ra tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ có thể đến từ các thói quen cho ăn của bố mẹ như:
  • Món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày. 
  • Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính. 
  • Việc cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,... trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.
  • Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn chưa hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều.
  • Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức. Đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ và hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
  • Trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,... sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn.

biếng ăn ở trẻ
Trẻ biếng ăn sinh lý ngắn ngày là hoàn toàn bình thường

2. Biếng ăn bệnh lý

Một số bệnh lý thường gặp dẫn tới biếng ăn ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ gặp khó khăn khi nhai và nuốt: khi bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi hoặc viêm tuyến nước bọt… khiến trẻ bị đau khi ăn, từ đó dẫn tới ngại ăn, chán ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ hay táo bón,... đều khiến bé lười ăn, chậm lớn. Đó là dấu hiệu của tình trạng rối loạn co bóp, tiết dịch trong dạ dày hoặc loạn khuẩn đường ruột.
  • Nhiễm khuẩn: so với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ rất non nớt nên chưa có nhiều cơ chế bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Vì vậy, các bé dễ bị ho, sốt, mệt mỏi,... do nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) hoặc hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột,...). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, hàm lượng các vitamin và khoáng chất bị mất đi rất lớn, đặc biệt là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, sắt, kẽm, magie,... làm trẻ lười ăn hoặc không muốn ăn. Bên cạnh đó, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh, dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, gây chướng bụng, khó tiêu và chán ăn.
  • Nhiễm ký sinh trùng: giun, sán cũng gây biếng ăn ở trẻ.
biếng ăn ở trẻ
Trẻ biếng ăn bệnh lý sẽ luôn từ chối các bữa ăn

Các biện pháp chấm dứt biếng ăn ở trẻ không cần dùng thuốc

1. Để mỗi bữa ăn là một niềm vui

Để trẻ có niềm vui ăn uống, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây để khiến mỗi bữa ăn đều là một cuộc khám phá ẩm thực thú vị dành cho con:

  • Lựa chọn cho bé những bộ bát, đìa, thìa đủ màu sắc rực rỡ với hình ảnh đáng yêu, ngộ nghĩnh để kích thích trẻ hứng thú hơn với những bữa ăn.
  • Mẹ hãy dành một chút thời gian và tình yêu của mẹ vào từng bữa ăn của bé, trang trí bữa ăn của bé thật hấp dẫn, bắt mắt với những hình thù ngộ nghĩnh, đa dạng màu sắc để đó không chỉ là một bữa ăn đơn thuần mà còn là một tiết học thú vị của trẻ về màu sắc, con vật, đồ vật, thế giới quan xung quanh,…
  • Với các bé lớn, hãy để bé tham gia cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn theo sở thích của bé. Việc được cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn sẽ khiến trẻ có xu hướng vui vẻ khi ăn uống hơn nhiều.
  • Khi “khởi động” bữa ăn, bố mẹ có thể thử ăn trước món ăn đó một cách ngon miệng và xuýt xoa khen ngon để kích thích sự tò mò và tạo cảm hứng ăn uống cho bé.
  • Cho bé ngồi vào bàn ăn để ăn chung cùng với cả gia đình, điều này vừa tạo không khí vui vẻ khuyến khích bé ăn nhiều vừa góp phần tạo tính tự lập cho bé ngay từ nhỏ.
  • Khi trẻ đã 2-3 tuổi, hãy để trẻ tự xúc ăn để giúp trẻ phát huy bản năng sinh tồn vốn có của mình, tạo cơ hội để trẻ có thể tự chủ trong việc ăn uống. Làm như vậy vừa giúp rèn luyện tính độc lập cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời vừa để trẻ thấy được rằng việc ăn uống là niềm vui chứ không phải là “vì bố mẹ”.
biếng ăn ở trẻ
Để mỗi bữa ăn là một niềm vui cho bé

2. Tạo kỷ luật bàn ăn

  • Tạo “kỷ luật bàn ăn” với những quy định cụ thể để trẻ hiểu được việc ăn uống cũng cần có nề nếp.Nếu bữa ăn kéo dài hơn 20 phút, hãy mạnh dạn dừng bữa ăn kể cả khi trẻ chưa ăn được gì và không cho trẻ ăn bổ sung cho đến bữa ăn tiếp theo. Điều này giúp trẻ hiểu rằng việc không ăn sẽ khiến mình bị đói và phải tự chịu trách nhiệm với việc từ chối bữa ăn.
  • Tránh để bé xem tivi hoặc nghịch điện thoại, chơi đồ chơi trong giờ ăn, làm phân tán sự tập trung của trẻ vào việc ăn uống. Mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài khoảng 20-30 phút, vừa giúp thiết lập thói quen ăn uống tích cực cho trẻ, vừa đảm bảo thức ăn không bị nguội, kém hấp dẫn hơn. 

3. Kích thích cảm giác thèm ăn tự nhiên cho trẻ

Khi đã áp dụng các cách trên nhưng không thấy hiệu quả, bố mẹ có thể thử sử dụng các sản phẩm men vi sinh được WHO khuyên dùng. Men vi sinh thực sự hiệu quả sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt, từ đó kích thích trẻ ăn ngon miệng, tạo cảm giác thèm ăn tự nhiên. Lưu ý lựa chọn men vi sinh chứa chủng vi khuẩn đảm bảo các yếu tố sau:

1. Chứa các chủng lợi khuẩn được nhân giống từ vi khuẩn có ích trong cơ thể, được Tổ chức Y tế khuyến cáo nên dùng.

2. Hàm lượng lợi khuẩn trong sản phẩm phải đủ lớn để đảm bảo đưa vào cơ thể mỗi ngày từ trăm triệu đến vài tỷ lợi khuẩn. Nếu hàm lượng quá thấp thì hiệu quả sản phẩm sẽ rất thấp hoặc bằng không. Theo đó, vi khuẩn có lợi chỉ phát huy tác dụng tốt tại đường tiêu hóa khi được đưa vào cơ thể với số lượng tối thiểu từ 10^7-10^10 CFU/g.

3. Tỷ lệ sống sót của lợi khuẩn phải cao bất kể dạng bào chế là chất lỏng, bột, cốm hay viên nang, nhất là khí hậu nhiệt đới, nóng nực ở Việt Nam nhiệt độ có thể lên tới 40 độ dễ làm chết lợi khuẩn.

4. Tỷ lệ sống sót phải cao khi lợi khuẩn từ dạ dày tiến vào ruột và thậm chí sống sót tốt trong môi trường ruột. Đây là một thách thức bởi dịch tiêu hóa bao gồm dịch vị do dạ dày tiết ra, dịch mật, tụy… chứa nhiều acid và enzyme có khả năng phá vỡ tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn không còn tác dụng.

5. Lợi khuẩn phải kháng được kháng sinh và có khả năng bám vào thành ruột cao, sống và sinh sôi tốt trong ruột non, ruột già.

Những đặc tính này giúp sản phẩm men vi sinh hiệu quả thực sự và nhờ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Men vi sinh Bio Vigor – giải pháp hiệu quả giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột 

Men vi sinh BIO VIGOR® được sản xuất theo công thức chuyển nhượng từ USA (Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA). 

1 gói BIO VIGOR® chứa 100 triệu Bacillus clausii dạng bào tử, được Tổ chức y tế thế giới khuyên dùng. công nghệ bao kép, có kén bảo vệ nên Bacillus dạng bào tử có tỷ lệ sống sót rất cao, sinh sôi tốt trong ruột và kháng phần lớn kháng sinh. Nhờ vậy Bio Vigor là 1 trong những men vi sinh hiệu quả nhất. 

Bio Vigor bổ sung lượng lợi khuẩn đủ lớn mỗi ngày, giúp nhanh chóng tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tăng sức đề kháng, làm hết rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, giúp ăn ngon, tiêu hoá, hấp thụ tốt.

DS Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN