Chủ nhật, 28/04/2024 | 04:19
RSS

Các triệu chứng phân biệt bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

Thứ sáu, 21/07/2023, 11:02 (GMT+7)

Bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt có nhiều triệu chứng tương đồng. Nhận biết đúng bệnh sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt có nhiều triệu chứng giống nhau

Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt là gì? 

Viêm đại tràng là một bệnh toàn thân, trong khi viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích) là một hội chứng chủ yếu ảnh hưởng đến đường ruột. 
 
Viêm đại tràng dẫn đến tổn thương ở đại tràng, trong khi hội chứng ruột kích thích thì không có tổn thương tại đại tràng. 

Các triệu chứng của viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

Cả bệnh viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt đều ảnh hưởng đến ruột, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Cả 2 căn bệnh này đều có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. 

Triệu chứng của viêm đại tràng co thắt

• Đau bụng
• Co thắt bụng dưới
• Đầy bụng
• Có chất nhầy màu trắng trong phân
• Cảm giác đi tiêu không hết
• Có thể bị táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai 
• Thường không bị chảy máu trực tràng

Bệnh viêm đại tràng co thắt gây đau thắt bụng, tiêu chảy

Các triệu chứng của viêm đại tràng

• Đau bụng 
• Co thắt bụng 
• Phân lỏng có máu, mủ hoặc chất nhầy
• Chảy máu trực tràng
• Có nhu cầu đi tiêu gấp mà không có phân
• Có thể bị sốt, mệt mỏi, nôn mửa hoặc sút cân
 
Người bệnh có thể cùng lúc mắc cả hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Cả hai căn bệnh này đều có thể trở thành mãn tính, các triệu chứng tiến triển và dần trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 
 
Với bệnh viêm đại tràng, người bệnh có thể bị thiếu máu, kém hấp thu, viêm gan mật, viêm mắt hoặc viêm mỡ dưới da dẫn đến nốt sần (ban đỏ).
 
Với viêm đại tràng co thắt, người bệnh có thể xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản… 

Nguyên nhân gây viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

Nguyên nhân viêm đại tràng

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng gồm: 
 
• Do suy yếu miễn dịch 
 
Một nghiên cứu năm 2018 xem xét các tế bào T - một phần của khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài - đã phát hiện ra rằng chúng đóng vai trò quan trọng làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng. 
 
• Di truyền 
 
Bệnh viêm đại tràng cũng có tính di truyền do ảnh hưởng bởi gien. 

• Hệ vi sinh đường ruột 

Trong đường ruột của con người luôn có vi khuẩn, virus, nấm… cùng chung sống. Nếu số lượng vi khuẩn tốt suy yếu, số lượng vi khuẩn xấu tăng lên sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng. 
 
• Chế độ ăn uống 
 
Các chuyên gia tiêu hóa cho rằng, chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm đại tràng. 
 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng

Nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng co thắt

• Thực phẩm
 
Thông thường, thực phẩm là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt. 
 
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy rượu, caffein, các gia vị cay nóng và sữa… có thể dẫn đến viêm đại tràng co thắt. 
 
• Lười vận động 
 
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy mối liên hệ giữa viêm đại tràng co thắt với tình trạng lười vận động, không tập thể dục ở người trưởng thành. 
 
• Chế độ ăn uống 
 
Bỏ bữa, ăn quá nhiều, thường xuyên đứng ăn, ăn quá nhanh, nhai không kỹ… đều làm tăng nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng co thắt. 
 
• Sự phối hợp não - ruột
 
Có mối liên hệ giữa dây thần kinh trong não và đường ruột. Các nhà khoa học cho rằng lo lắng và trầm cảm có liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Vì não chịu trách nhiệm về các triệu chứng hội chứng ruột kích thích liên quan đến các dây thần kinh quá nhạy cảm trong ruột.

Điều trị viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

Nhận biết được rõ tình trạng bệnh sẽ giúp tìm được phương pháp điều trị phù hợp. 

Điều trị viêm đại tràng co thắt 

Việc điều trị sẽ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng co thắt. Thông thường, người bị viêm đại tràng co thắt nên vận động nhiều hơn, giảm căng thẳng…
 
Nếu bị tiêu chảy thì cắt giảm chất xơ, nếu bị táo bón thì nên ăn nhiều chất xơ hơn. Đồng thời nên cắt giảm rượu, caffeine, gia vị cay nóng, sữa… vì đây đều là những thực phẩm dẫn đến các triệu chứng của ruột kích thích.

Điều trị viêm đại tràng

Người bệnh viêm đại tràng có thể cần dùng thuốc để điều trị tình trạng viêm ở niêm mạc trực tràng, đồng thời cần kết hợp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. 
 

Việc điều trị viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt có thể kéo dài

Thuốc Đại Tràng Đông y – giải pháp cho người bệnh viêm đại tràng 

Cả viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt đều dễ tiến triển thành bệnh mạn tính, nên giải pháp mà nhiều người lựa chọn thường là sử dụng thuốc Đông y, do đặc tính an toàn, ít hoặc không gây tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc và có thể sử dụng lâu dài. 
 
Đông y có bài thuốc trị bệnh đại tràng nổi tiếng với công dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống. Nhờ công dụng 4 trong 1 nên bài thuốc có hiệu quả trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống. 
 
Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Đại Tràng Đông y dạng viên nén tiện dụng. 
 
Thuốc Đại Tràng Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
 

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT

Tác dụng:  Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống.
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ em 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại