Thứ sáu, 26/04/2024 | 05:32
RSS

Các loại bệnh răng miệng thường gặp và cách phòng tránh

Thứ ba, 23/11/2021, 16:38 (GMT+7)

Hầu hết các bệnh răng miệng phổ biến đều có thể được ngăn ngừa nếu có biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống lành mạnh và khám răng thường xuyên. Tìm hiểu các bệnh răng miệng phổ biến nhất để can thiệp kịp thời.

bệnh răng miệng

Các bệnh răng miệng phổ biến đều có thể ngăn ngừa được

Các bệnh răng miệng thường gặp

1. Hôi miệng

Hôi miệng là một vấn đề gây xấu hổ, mất tự tin khi giao tiếp. 85% những người bị hôi miệng dai dẳng có nguyên nhân từ các bệnh lý răng miệng như bệnh nướu răng, sâu răng, ung thư miệng, khô miệng… Nước súc miệng chỉ giúp che đi mùi hôi do những vấn đề này gây ra, nhưng không thể điều trị được tận gốc bệnh.

Nếu bạn bị hôi miệng mạn tính, hãy đến gặp nha sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác căn nguyên, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

bệnh răng miệng

Hôi miệng mạn tính có thể do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra

2. Sâu răng

Sâu răng là một vấn đề sức khoẻ phổ biến, chỉ đứng sau cảm lạnh. Ở Việt Nam khoảng 90% dân số mắc các bệnh răng miệng, trong đó sâu răng chiếm 75%.

Sâu răng xảy ra khi mảng bám kết hợp với đường hoặc tinh bột của thực phẩm tạo ra các axit tấn công men răng. Sâu răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Lão hóa và xói mòn men cũng có thể dẫn đến sâu răng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng là có chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và khám răng định kỳ. Ngoài ra, hãy ăn các loại thực phẩm lành mạnh và tránh đồ ăn nhẹ, đồ uống có nhiều đường.

3. Bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng là tình trạng nhiễm trùng ở nướu xung quanh răng. Nó cũng là một nguyên nhân chính gây mất răng ở người trưởng thành. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và các vấn đề về tim mạch. Bệnh nướu răng có liên quan đến tỷ lệ đột quỵ cao hơn do xơ cứng các động mạch lớn trong não. Điều trị bệnh nướu răng cùng với kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Nhưng thường phổ biến sau tuổi 30 và người hút thuốc lá. Bệnh tiểu đường và khô miệng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các triệu chứng thường gồm: hôi miệng, nướu đỏ, sưng, mềm hoặc chảy máu, răng nhạy cảm, đau khi nhai.

Bệnh nướu răng cần điều trị sớm, triệt để ngay khi xuất hiện các triệu chứng, để tránh các vấn đề như răng lung lay, mất răng.

bệnh răng miệng

Lợi sưng đỏ cảnh báo tình trạng viêm nướu

4. Loét miệng

Loét miệng cũng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến. Một số loại lở miệng có thể gây đau và khó chịu. Chúng thường không có gì đáng lo ngại, có thể tự khỏi trừ khi kéo dài hơn hai tuần.

Các vết loét miệng thông thường bao gồm:

  • Loét áp-tơ: Những vết loét này không xuất hiện ở trên môi mà ở trong khoang miệng. Chúng không lây và có thể được kích hoạt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Mụn rộp: Do virus Herpes simplex gây ra, chúng xuất hiện ở rìa môi, dễ lây lan.
  • Tưa miệng (nhiễm nấm Candida miệng): Các vết loét do nhiễm trùng nấm men trong miệng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, người đeo răng giả, người bị bệnh tiểu đường và người được điều trị ung thư.

5. Mòn răng

Mòn răng là tình trạng mất cấu trúc của răng. Nguyên nhân là do axit tấn công men răng. Các triệu chứng có thể từ nhạy cảm đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như nứt răng. Xói mòn răng là bệnh răng miệng phổ biến nhưng có thể ngăn ngừa dễ dàng bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

6. Răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm với nhiệt độ, đồ chua, ngọt, nóng, lạnh là bệnh răng miệng rất thường gặp. Tình trạng này gây đau và khó chịu khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, thậm chí có thể gây đau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Răng nhạy cảm có thể là dấu hiệu của răng bị nứt hoặc áp xe. Những tình trạng này cần đi khám và điều trị ngay lập tức để tránh nguy cơ bị mất răng hoặc bị nhiễm trùng xương hàm.

bệnh răng miệng

Răng nhạy cảm ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống và sinh hoạt

Phòng ngừa các bệnh răng miệng như thế nào?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh răng miệng là:

  • Đánh răng với kem đánh răng có chứa fluor ít nhất hai lần một ngày
  • Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày
  • Làm sạch răng sáu tháng một lần tại cơ sở nha khoa
  • Thăm khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng

Nước ngậm răng miệng thảo dược – giải pháp phòng ngừa các bệnh răng miệng

Để tăng cường hiệu quả vệ sinh răng miệng, thay vì sử dụng nước súc miệng, bạn có thể dùng nước ngậm răng miệng. Nước ngậm răng miệng không súc trong vài chục giây rồi bỏ đi, mà cần lưu giữ dung dịch trong miệng từ 5-10 phút. Đây là thời gian để dung dịch ngậm tiếp xúc tới toàn bộ khoang miệng, và phát huy tác dụng. Sử dụng nước ngậm đều đặn mỗi ngày giúp hơi thở thơm mát, ngăn ngừa tích tụ mảng bám và bệnh răng miệng.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

bệnh răng miệngBảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại