Thứ sáu, 22/11/2024 | 05:53
RSS

Bạn có biết đau răng nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Thứ ba, 02/11/2021, 14:13 (GMT+7)

Ngoài các thủ thuật nha khoa và thuốc, bạn có thể giảm bớt cơn đau răng bằng cách lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp. Vậy, đau răng nên ăn gì?

Đau răng nên ăn gì

Đau răng nên ăn gì để giảm bớt cơn đau?

Nguyên nhân gây đau răng

Đau răng là tình trạng đau nhức trong và xung quanh răng và hàm. Đau răng là do dây thần kinh ở chân răng hoặc xung quanh răng bị kích thích. Nhiễm trùng răng, sâu, chấn thương hoặc mất răng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng. Đau cũng có thể xảy ra sau khi nhổ răng.

Cơn đau đôi khi bắt nguồn từ các vùng khác và lan xuống hàm, do đó xuất hiện tình trạng đau răng. Các khu vực phổ biến nhất có liên quan đến đau răng bao gồm khớp hàm, đau tai, xoang và thậm chí đôi khi có vấn đề về tim. Nếu cơn đau kéo dài hơn 1 hoặc 2 ngày, tốt nhất bạn nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức để được điều trị.

Nếu cơn đau răng thỉnh thoảng ghé thăm, bạn có thể lựa chọn món ăn hợp lý giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

đau răng nên ăn gì

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến gây đau răng

Bị đau răng nên ăn gì cho bớt đau?

Nhìn chung, người bị đau răng thường được khuyên nên ăn những món mềm, không gây kích ứng thêm nướu và răng, không làm trầm trọng thêm tình trạng đau.

Các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là những ý tưởng thực sự tuyệt vời. Điểm chung của những thực phẩm này là chúng mềm và không gây khó chịu khi ăn. Sữa và sữa chua có thể nhấm nháp qua kẽ răng mà không kích thích cơn đau. Sữa cũng cung cấp canxi, được biết đến là một yếu tố cần thiết cho sự chắc khỏe của răng.

Tuy nhiên, để tránh bị ê buốt răng, nên tránh dùng lạnh, nên để chúng ở nhiệt độ phòng rồi mới ăn hay uống.

đau răng nên ăn gì

Sữa và các sản phẩm từ sữa nên dùng khi bị đau răng

Khoai tây nghiền

Nếu bạn đang muốn thưởng thức một số loại rau củ, hãy sử dụng những loại đã nghiền và xay để hạn chế răng phải hoạt động.  Khoai tây nghiền là một món ăn rất phổ biến đối với trẻ em vì nó không yêu cầu bất kỳ hình thức nhai nào, đó là lý do chính khiến nó nằm trong danh sách những thực phẩm tốt nhất cho những ai bị đau răng. Việc nghiền phải thật kỹ để không bị vón cục để tráng vô tình tác động vào chỗ răng đau. Bạn cũng nên tránh cho quá nhiều muối hoặc quá nhiều gia vị, vì đây là những chất phổ biến gây đau răng.

Các loại bánh mềm

Các loại bánh mềm như bánh bông lan cũng không gây đau răng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo bánh không có bất kỳ lớp phủ cứng nào và chúng cũng không được quá nhiều đường để giảm bớt cảm giác đau đớn.

Thịt xay nhuyễn

Cung cấp protein cho cơ thể là điều cần thiết ngay cả khi bạn có vấn đề về răng miệng. Các món ăn với thịt thông thường như bò bít tết hay thịt rang có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn.

Vậy, đau răng ăn gì ngon và cung cấp nhiều đạm cho cơ thể? Có một cách đó là xay nhuyễn thịt và nêm nếm ít gia vị hơn để giảm kích ứng răng.

Hoa quả và rau nghiền

Hoa quả và rau là những thực phẩm cần được bổ sung hàng ngày để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Để không ảnh hưởng đến răng bị đau, chúng phải được nghiền đạt được độ mịn và sệt.

Đau răng nên ăn cháo gì?

Nếu bạn đang phải đối phó với cơn đau răng, một bát súp hay cháo giàu chất dinh dưỡng là cách hoàn hảo để làm dịu cơn đau và bổ sung thêm chất dinh dưỡng hỗ trợ men răng.

Bạn có thể nấu cháo với nước xương ninh từ gà, lợn hoặc bò, bổ sung thêm rau củ hoặc thịt xay để có được món ăn đa dạng các nhóm dinh dưỡng.

Đau răng có ăn được thịt gà không?

Nhiều người có quan điểm đau răng cũng như bị các dạng đau nhức khác nên kiêng thịt gà.

Theo phân tích khoa học thì các món gà chiên, nướng, quay khiến tích tụ AGEs hay còn gọi là sản phẩm cuối glycation nâng cao, gây căng thẳng oxy hóa và tăng viêm, khiến tình trạng đau có thể trầm trọng hơn.

Đau răng ăn thịt gà được không? Câu trả lời là vẫn ăn được, nhưng nên chọn phần ức gà. Vì ức gà là phần nhiều nạc và tương đối giàu đạm, trong khi da gà và đùi gà chứa nhiều chất béo có thể gây tăng cân. Ức gà nên luộc hoặc hấp thật mềm hoặc xay nhuyễn để không ảnh hưởng đến răng đau.

Tuy nhiên, cần lưu ý, những món ăn này chỉ giúp hạn chế gây thêm cơn đau răng, giảm nhẹ cơn đau và hỗ trợ phần nào. Để giảm đau răng và ngăn ngừa tái phát, cần có biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp.

đau răng nên ăn gì

Đau răng có thể ăn được thịt gà tuy nhiên cần chế biến phù hợp

Bị đau răng nên làm gì để hỗ trợ điều trị tốt hơn?

Vệ sinh răng miệng thật tốt là cách đơn giản nhưng ít người thực hiện đúng. Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sẽ khiến đau răng thêm trầm trọng, và tiến triển các bệnh lý về răng miệng.

Mỗi ngày, nên đánh răng ít nhất 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối với bàn chải có lông mềm. Mỗi lần cần đánh răng ít nhất 2 phút, chải kỹ các mặt răng. Sau khi đánh răng, nên dùng nước ngậm răng miệng thảo dược để làm sạch tốt hơn.

Khác với nước súc miệng thông thường, nước ngậm răng miệng thảo dược không chứa cồn và các hóa chất, nên an toàn với hầu hết mọi người.

Nước ngậm răng miệng cần ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn, khoảng 5-10 phút rồi mới nhổ bỏ. Thời gian này giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng tốt hơn. Nước ngậm răng miệng giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, làm sạch răng và mảng bám trên răng, giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

Người bị đau răng do các bệnh lý răng miệng có thể tham khảo sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược để giúp giảm đau, hỗ trợ ngăn ngừa và hạn chế tái phát.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

đau răng nên ăn gìCông dụng:

 

- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

DS Thu Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại